Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 43)

DƯỢC HẬU GIANG TỪ GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

3.2.1Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

Trong giai đoạn 2011 – 2013, Dược Hậu Giang kinh doanh khá hiệu quả khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế mỗi năm đều tăng. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt hơn196 tỷ đồng, tăng 33,68% so với năm 2012 và tăng gần 60% so với năm 2011. Trung bình doanh thu tăng 500 – 600 tỷ đồng mỗi năm,

35

tương đương tốc độ tăng trung bình 21,4%, còn chi phí tăng khoảng 20,5%. Nhìn chung, doanh thu lớn hơn chi phí về cả độ lớn lẫn tốc độ. Sự biến động doanh thu và chi phí được thể hiện cụ thể qua Bảng 3.2.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2013 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối % Tuyệt đối %

Tổng doanh thu 2.550 3.004 3.757 454 17,80 753 25,06

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.491 2.931 3.527 440 17,66 596 20,33 Doanh thu hoạt

động tài chính 49 42 48 (7) (14,29) 6 14,29 Thu nhập khác 10 31 182 21 210 151 487 Tổng chi phí 2.049 2.428 2.975 379 18,50 547 22,53 Giá vốn hàng bán 1.282 1.487 1.887 205 15,99 400 26,90 Chi phí tài chính 7 5 16 (2) (28,57) 11 220 Chi phí bán hàng 559 710 770 151 27,01 60 8,45 Chi phí quản lý doanh nghiệp 185 218 271 33 17,84 53 19,56 Chi phí khác 16 8 31 (8) (50) 23 287,5 LNTT 491 585 782 94 19,14 197 33,68 LNST 420 491 593 71 16,9 102 20,77

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2011, 2012, 2013

Về mặt cơ cấu doanh thu, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu ở cả 3 năm. Tuy nhiên, thu nhập khác lại là khoản mục doanh thu có tốc độ tăng cao nhất, đạt 4,2%, giá trị năm 2013 gần gấp 6 lần giá trị năm 2012 và gấp 18 lần năm 2011. Nguyên nhân chính là do Dược Hậu Giang đã thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu tất cả các sản phẩm dược và thực phẩm chức năng “Eugica” cho đối tác Mega Lifesciences Limited trong năm 2013. Chỉ riêng thương vụ chuyển nhượng này đã mang về cho Dược Hậu Giang hơn 127 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm

ĐVT: Đồng ĐVT: Tỷ đồng

36

này Công ty cũng nhận được khoản bồi thường bảo hiểm cháy nổ gần 5 tỷ đồng từ sự cố xảy ra vào năm 2011. Do đó sự tăng trưởng mạnh của thu nhập khác ở năm 2013 cũng là điều dễ hiểu.

Cũng như lợi nhuận và doanh thu, chi phí của Công ty cũng tăng dần qua 3 năm 2011 – 2013, tuy nhiên chi phí có xu hướng tăng chậm hơn so với mức tăng của doanh thu. Điều này có thể xem là một dấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ Công ty đã có sự kiểm soát tốt hơn về chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận. Trong các khoản mục chi phí, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% ở mỗi năm. Tuy nhiên, riêng trong năm 2013, Dược Hậu Giang được đánh giá là doanh nghiệp có tỷ trọng giá vốn hàng bán thấp thứ hai, sau Công ty Cổ phần OPC. Điều này là quan trọng, vì với một thị trường cạnh tranh gay gắt bởi các công ty dược có các sản phẩm generics giống nhau thì công ty có giá vốn hàng bán thấp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất cao. Chi phí sẽ được đầu tư nhiều hơn cho hệ thống phân phối, cho các hoạt động quảng cáo – tiếp thị để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Và đó cũng chính là điều mà Dược Hậu Giang đang thực hiện. Từ năm 2012, Công ty đã bắt đầu áp dụng “chiến lược kéo” thông qua việc gia tăng quảng cáo, tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng. Mặt khác, “chiến lược đẩy” thông qua các khách hàng truyền thống hệ thương mại và điều trị vẫn được duy trì và củng cố. Do có sự thay đổi về chiến lược, chính sách bán hàng nên chi phí bán hàng trong năm này của Dược Hậu Giang tăng mạnh hơn 150 tỷ đồng vào năm 2012, đạt mức tăng gần 27%. Đến năm 2013, chiến lược này vẫn được tiếp tục thực hiện và đã bắt đầu ổn định nên chi phí bán hàng vẫn tăng nhưng không còn tăng đột biến như năm trước, cụ thể tăng 60 tỷ đồng, tương đương mức tăng 8,45%.

3.2.1Kết quả kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm 2014

Dựa vào Bảng 3.3 bên dưới, ta thấy cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2014 của Dược Hậu Giang đều tăng so với giá trị của cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, hai khoản mục doanh thu và lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty đều tăng vượt kế hoạch. Cụ thể, tổng doanh thu tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 8,68%, lần lượt cao hơn kế hoạch 2% và 2,68%. Nhìn chung, có thể nói rằng cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Dược Hậu Giang vẫn có hiệu quả và đang ngày càng được cải thiện tốt hơn.

37

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Khoản mục 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2014 so với 6 tháng 2013 Tuyệt đối % Tổng doanh thu 1.720 1.536 184 12,00

Doanh thu thuần bán hàng và cung

cấp dịch vụ 1.693 1.494 199 13,32

Doanh thu hoạt

động tài chính 18 27 (9) (33,33) Thu nhập khác 9 15 Tổng chi phí 1.382 1.231 151 12,26 Giá vốn hàng bán 800 780 20 2,56 Chi phí tài chính 32 2 30 1500 Chi phí bán hàng 420 314 106 33,76 Chi phí quản lý doanh nghiệp 129 129 0 0 Chi phí khác 1 6 (5) (83,33) LNTT 338 311 27 8,68 LNST 271 245 26 10,61

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2014

Về doanh thu, khoản mục doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 99% tổng doanh thu, tăng trưởng 13,32% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng chủ yếu do sự thành công của dự án tái cấu trúc hệ thống bán hàng, chia nhóm danh mục sản phẩm, trang bị máy tính bảng cho nhân viên bán hàng và bước đầu xây dựng lại hệ thống logistic theo mô hình chuyên nghiệp. Tuy vậy, do doanh thu thuần Quý 2/2014 tăng trưởng cao (khoảng 25%) nhưng giá trị ở Quý 1/2014 lại giảm 5,5% nên tích lũy 6 tháng đầu năm 2014 mới chỉ đạt 43,6% so với kế hoạch. Tình hình kinh doanh khó khăn 6 tháng đầu năm 2014 chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sức mua thị trường giảm, cạnh tranh cao và tác động của Thông tư 01 đến hệ điều trị. Trái ngược với doanh thu thuần bán hàng và dịch vụ, hai khoản mục doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đều giảm mạnh trong nửa đầu năm 2014. Nguyên nhân chính là do trong năm nay, Dược Hậu Giang dự định giải ngân tổng cộng khoảng 615 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư nhà máy mới Betalactam và các hoạt động đầu tư khác. Vì vậy lượng tiền mặt của Công ty giảm đáng kể, kéo theo doanh thu hoạt động tài chính trong 6 tháng đầu năm nay giảm

38

mạnh đến 37%, giảm hơn dự kiến 4%. Bên cạnh đó, việc không còn khoản thu nhập bất thường do chuyển nhượng thương hiệu Eugica và thu bồi thường từ bảo hiểm cháy nổ cũng khiến cho khoản mục thu nhập khác nửa đầu năm nay giảm đáng kể.

Trong các khoản mục chi phí, chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2014 tăng rất mạnh, từ khoảng 2 tỷ đồng lên gần 32 tỷ đồng, gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh đến 106 tỷ đồng, tương đương mức tăng 34%. Hai mức tăng đột ngột này đều có cùng một nguyên nhân chính là do đẩy mạnh bán hàng. Vì theo Thông tư 01 của Bộ Y Tế thì thuốc trúng thầu vào bệnh viện được lựa chọn theo tiêu chí giá thấp nên hầu hết các công ty dược phẩm lớn đều chuyển hướng sang phát triển thị trường hệ thương mại (thuốc bán lẻ, không cần bác sĩ kê đơn), trong khi đó đây lại là thị trường phân phối chính của Dược Hậu Giang (chiếm tỷ trọng gần 90% tổng doanh thu). Trước áp lực cạnh tranh gia tăng, để duy trì tăng trưởng, Công ty đã tăng cường đẩy mạnh quảng cáo cũng như thay đổi chính sách bán hàng, tăng mức chiết khấu thanh toán cho khách hàng, từ đó tác động trực tiếp làm tăng mạnh chi phí bán hàng và chi phí tài chính, khiến tổng chi phí tăng cao hơn tổng doanh thu.

Năm 2014, Dược Hậu Giang đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 3.880 và 686 tỷ đồng, tăng 10% và 6%. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2014, Công ty đã hoàn thành gần 44% và 49% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, giai đoạn những tháng cuối năm thường là mùa cao điểm của thị trường hệ thương mại, do đó có khả năng Dược Hậu Giang sẽ vượt kế hoạch đã đề ra.

39

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014 HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

4.1.1Doanh thu và sản lượng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2011 – 6/2014

Là một trong những công ty dược hàng đầu Việt Nam với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và đội ngũ marketing chuyên nghiệp, Dược Hậu Giang không chỉ ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với ngành dược trong nước mà còn tiến hành thâm nhập, xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường nước ngoài. Khởi đầu với con số chỉ khoảng vài tỷ đồng ở năm 2003, đến nay doanh thu xuất khẩu của Công ty đã tăng lên hơn 10 lần so với con số ban đầu. Tuy nhiên, so với hoạt động kinh doanh của cả Công ty, xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hầu như chưa năm nào doanh thu xuất khẩu của Dược Hậu Giang chiếm hơn 1% tổng doanh thu của Công ty. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu dược phẩm vẫn còn là một lĩnh vực khá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Dược Hậu Giang nói riêng. Dù đã hơn 10 năm thực hiện công tác này nhưng Dược Hậu Giang vẫn còn khá non yếu kinh nghiệm và cũng chưa thực sự chú trọng xuất khẩu như kinh doanh trong nước.

Dựa vào Bảng 4.1, ta thấy doanh thu và sản lượng xuất khẩu của Dược Hậu Giang có xu hướng tăng từ năm 2011 đến tháng 6/2014. Tuy nhiên, vào

Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2014.

Hình 4.1 Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 6/2014

Doanh thu nội địa Doanh thu xuất khẩu

40

năm 2012, cả doanh thu và sản lượng đều bị sụt giảm đáng kể trên 10% so với năm trước.

Bảng 4.1 Doanh thu và sản lượng xuất khẩu Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2011 – 6/2014

Năm

2011 2012 2013 6/2014

Doanh thu xuất khẩu

(Triệu đồng) 27.062 24.124 33.500 18.517 Sản lượng xuất khẩu

(nghìn đvsp) 117.799 97.286 164.484 86.621

Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2011, 2012, 2013, 2014.

Năm 2012, Dược Hậu Giang chỉ xuất được hơn 97 triệu đơn vị sản phẩm ra thị trường nước ngoài, giảm 17,4% so với năm 2011, còn doanh thu xuất khẩu giảm 2,94 tỷ đồng, tương đương mức giảm 10,86%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tình hình đăng ký sản phẩm tại các thị trường Đông Âu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại thị trường Moldova và Ukraina. Vào năm 2012, Choliver – sản phẩm chủ lực của Dược Hậu Giang tại thị trường Moldova bị hết hạn số đăng ký và phải đăng kí lại. Tuy Công ty đã chủ động đăng ký lại từ rất sớm trước khi hết hạn nhưng do Bộ Y Tế của các quốc gia này yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với trước đây về Bộ hồ sơ đăng ký sản phẩm nên nên việc đăng ký gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, có một khoảng thời gian vào năm 2012, Bộ Y Tế Moldova hoàn toàn ngừng nhận hồ sơ đăng ký sản phẩm do thay đổi các tiêu chuẩn đăng ký đối với dược phẩm. Điều này khiến cho thời gian đăng ký kéo dài hơn dự định, dẫn đến tình trạng không thể xuất hàng sang thị trường này và kéo theo doanh thu sụt giảm đáng kể. Do thị trường Moldova là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Dược Hậu Giang và sản phẩm Choliver cũng là sản phẩm đã được xuất khẩu khá nhiều năm với sản lượng tương đối lớn, việc tăng doanh thu tại các thị trường khác cũng như tăng doanh thu nhờ bán thêm các sản phẩm mới trong năm 2012 cũng không đủ bù đắp khoản sụt giảm này.

Sang năm 2013, tình hình xuất khẩu của Công ty đã chuyển biến khả quan hơn. Doanh thu và sản lượng xuất khẩu trong năm này của Dược Hậu Giang không chỉ phục hồi sau sự sụt giảm của năm 2012 mà còn tăng cao hơn doanh thu năm 2011. Cụ thể trong năm 2013, doanh thu xuất khẩu đạt 33,5 tỷ đồng, tăng gần 39% so với năm 2012 và tăng 23,8% so với năm 2011. Tương tự, sản lượng đạt hơn 164 triệu đơn vị sản phẩm, tăng gần 70% so với năm trước đó và gần 40% so với năm 2011. Sự tăng trưởng này trước hết là nhờ Công ty đã hoàn tất việc đăng ký lại sản phẩm tại các thị trường Đông Âu, giúp cho việc

41

xuất khẩu sang các thị trường này ổn định trở lại. Bên cạnh đó, trong năm này, Dược Hậu Giang còn xuất khẩu được sang 4 thị trường mới là Singapore, Jordan, Sri Lanka, Rumani và đồng thời cũng phát triển xuất khẩu thêm 68 sản phẩm mới. Do đó, doanh thu của hoạt động này trong năm 2013 được cải thiện và tăng trưởng rõ rệt so với năm trước, vượt 12% kế hoạch năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu xuất khẩu của Dược Hậu Giang tiếp tục tăng trưởng khi đạt hơn 18,5 tỷ đồng, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt trên 50% kế hoạch năm. Về mặt sản lượng, chỉ trong nửa đầu năm nay Công ty đã xuất khẩu được 86,6 triệu đơn vị sản phẩm, tương đương hơn 50% sản lượng xuất của năm 2013. Mặc dù tình hình chính trị tại các thị trường Đông Âu, đặc biệt là Ukraina, đang có nhiều bất ổn, phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này. Nhưng tại những thị trường chủ lực và giàu tiềm năng như Campuchia và Myanmar thì hoạt động xuất khẩu lại phát triển khá tốt với giá trị xuất tương đối lớn. Nhờ vậy, doanh thu và sản lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2014 của Dược Hậu Giang vẫn tiếp tục tăng trưởng và kì vọng đến cuối năm nay doanh thu sẽ vượt kết hoạch 35 tỷ đồng đã đề ra.

4.1.2Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

4.1.2.1 Doanh thu xuất khẩu theo thị trường

Hiện nay, Dược Hậu Giang đã xuất khẩu sang 12 thị trường gồm: Campuchia, Moldova, Ukraina, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Nigieria, Lào, Singapore, Jordan, Sri Lanka, Rumani. Trong đó, Campuchia và Moldova là hai thị trường truyền thống mà Công ty đã giao dịch từ khi bắt đầu thực hiện xuất khẩu vào năm 2003. Qua các năm, Công ty tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang các nước Đông Nam Á và Đông Âu khác. Những thị trường như Singapore, Sri Lanka, Jordan, Rumani là thị trường xuất khẩu mới của Dược Hậu Giang. Công ty chỉ mới bắt đầu chính thức xuất sản phẩm sang các nước này từ năm 2012.

Do doanh thu xuất khẩu sang một số thị trường khá thấp, chiếm tỷ trọng không cao và cũng không có nhiều ảnh hưởng đến tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty, nên Bảng 4.2 và Hình 4.2 bên dưới chỉ thể hiện doanh thu tại 3

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)