Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 30)

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối của các chỉ tiêu kinh tế nhằm làm rõ sự chênh lệch, biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra đánh giá về tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

Đối với mục tiêu 2 và 3: Đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty và sử dụng phân tích SWOT để đề ra các chiến lược, đồng thời vận dụng các kiến thức đã học, kiến thức thực tế và phương pháp suy luận để đề ra giải pháp giúp cải thiện, phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty.

 Khái niệm về các phương pháp phân tích:

Thống kê mô tả:

Thống kê mô tả là tập hợp các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản

22

ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật lên những thông tin cần thiết.

Bảng thống kê: là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có liên hệ mật thiết với nhau.

Tổng hợp bằng đồ thị: là hình thức trình bày và phân tích thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Gồm có: biểu đồ hình cột, biểu đồ diện tích, biểu đồ hinh tượng, biểu đồ gấp khúc và biểu đồ hình mạng nhện.

Trong các phương pháp thống kê mô tả, luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp sau:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. phương pháp so sánh số tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiểu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

1 - 0

YY Y

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

∆Y: Phần chênh lệch/tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh số tương đối:

Số tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành, hoặc là tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên mức độ tăng trưởng.

1 0 0 - Y Y Y Y

23 Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

∆Y: Phần chênh lệch/tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

Phân tích SWOT:

Phân tích SWOT là một công cụ hữu ích giúp ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý và kinh doanh được trình bày dưới dạng một ma trận 2 cột, 2 hàng, gồm 4 yếu tố:

Điểm mạnh (S = Strengths): Lợi thế của mình là gì? Mình có thể làm tốt điều gì? Các lợi thế phải được xem xét một cách khách quan, thực tế và dựa trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

Điểm yếu (W = Weaknesses): Mình làm tệ nhất điều gì? Cần cải thiện điều gì? Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?

Cơ hội (O = Opportunities): Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng hiện đang là gì? Phương thức tìm kiếm cơ hội hiệu quả nhất là rà soát lại các điểm mạnh của doanh nghiệp mình và tự đặt câu hỏi xem từ các ưu thế đó có mở ra cơ hội nào hay không. Hoặc ngược lại có thể rà soát lại các điểm yếu và xem có cơ hội nào có thể loại bỏ chúng hay không.

Thách thức (T = Threats): Những trở ngại đang gặp phải là gì? Có điểm yếu nào đang đe dọa công ty không?... Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần làm và biến điểm yếu thành triển vọng.

Các bước thiết lập ma trận SWOT:

1. Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty 2. Liệt kê những điểm yếu trong công ty

3. Liệt kê những cơ hội lớn bên ngoài công ty

4. Liệt kê những mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty

5. Kết hợp những điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp

24

6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp

7. Kết hợp những điểm mạnh bên trong với thách thức bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp

8. Kết hợp những điểm yếu bên trong với thách thức bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp

Mô hình ma trận SWOT:

SWOT

S (Strengths) Liệt kê những điểm

mạnh

... ...

W (Weaknesses) Liệt kê những điểm

yếu

... ...

O (Opportunities) Liệt kê những cơ hội ... ...

Các chiến lược SO Các chiến lược WO

T (Threats)

Liệt kê những thách thức ... ...

Các chiến lược ST Các chiến lược WT

Ma trận SWOT là công cụ quan trọng giúp nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược:

Các chiến lược SO (điểm mạnh – cơ hội): Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO.

Các chiến lược WO (điểm yếu – cơ hội): Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

25

Các chiến lược ST (điểm mạnh – thách thức): Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.

Các chiến lược WT (điểm yếu – thách thức): Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài, giảm nguy cơ bị vỡ nợ cho tổ chức.

26

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)