Hoạt động tín dụng của ngân hàng chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn hiệu quả
Nguyên nhân: Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng, kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề. Nhƣng trong thời gian trƣớc đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu nhƣ chỉ tồn tại trên hình thức.Trong ABBANK hoạt động này chƣa đƣợc chặt chẽ, thƣờng xuyên, đôi khi chỉ mang hình thức. Dẫn đến việc không phát hiện kịp thời các rủi ro
Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ còn nhiều hạn chế: sản phẩm của ngân hàng chƣa có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng trên thị trƣờng và chủng loại sản phẩm cho vay còn ở mức hạn hẹp chƣa đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu thị trƣờng.
Nguyên nhân: Chƣa có chiến lƣợc dài hạn và đồng bộ để toàn ngân hàng vận hành theo hiệu quả.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn đang ở mức thấp
Nguyên nhân: Chƣa quản lý tốt việc xử lý nợ xấu, quản lý tài sản và nguồn vốn chƣa hiệu quả
Khả năng sinh lời của Ngân hàng thấp do phải đầu tƣ chí phí ban đầu lớn để mở rộng mạng lƣới họat động và tốc độ tăng vốn điều lệ cao.
Nguyên nhân: Đội ngũ nhân sự hiện tại có chất lƣợng chƣa cao đồng đều , đặc biệt lực lƣợng kế thừa chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức
Sản phẩm dịch vụ còn ít và cơ cấu chƣa cân đối, kênh phân phối hầu hết là truyền thống. Hiện tại, sản phẩm tính tiện ích chƣa cao, chƣa thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Ngân hàng tập trung nhiều vào các sản phẩm cho vay truyền thống mà ít quan tâm tới các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng nhƣ kinh doanh vàng, cho thuê tài chính, quản lý ngân quỹ, kinh doanh bất động sản, quản lý tài sản, tƣ vấn tài chính chƣa phát triển. Mạng lƣới mỏng, địa bàn hoạt động chƣa lớn nên thị phần còn hạn hẹp, vì vậy các sản phẩm dịch vụ khó tiếp cận tới khách hàng
Nguyên nhân: Hệ thống công nghệ thông tin chƣa hoạt động ổn định để đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn
Tóm tắt chương 2
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình là một Ngân hàng thương mại non trẻ, mới chuyển đổi hình thức từ cổ phần nông thôn thành cổ phần đô thị, các điều kiện cơ bản như vốn điều lệ, công nghệ ngân hàng, kinh nghiệm quản lý và đội ngũ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Do vậy, để nâng cao vị thế, tăng cường năng lực cạnh tranh, từng bước chiếm lĩnh thị trường về các dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình phải có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
Qua việc phân tích các yếu tố tác động đến ngân hàng, có thể thấy trong thời gia vừa qua thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này ngân hàng đả có những biện pháp tích cực và chủ động để sớm có giải pháp nâng cao. Chương 3 sẽ nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng An Bình và Ngân hàng Nhà nước.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ