5. Bố cục của khóa luận
2.3.1. Những biến đổi về trang phục của ngƣời Thái Đe nở Mƣờng Lò trong
2.3.1. Những biến đổi về trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò trong cuộc sống hiện nay trong cuộc sống hiện nay
2.3.1.1. Những yếu tố tác động dến sự biến đổi trang phục của người Thái Đen ở Mường Lò
Trƣớc đây ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn nhân dân các dân tộc trình độ dân trí còn hạn chế, ít có điều kiện tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, điều kiện sản xuất, kinh tế chậm phát triển dẫn đến tình trạng thiếu thốn cả về đời sống vật chất và tinh thần nên một bộ phận nhân dân các dân tộc ở một số địa bàn này nhận thức còn hạn chế. Khả năng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống trong thời đại mới là vô cùng khó khăn. Trong đó bao gồm cả trang phục truyền thống.
Thực tiễn cho thấy, công tác tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa tộc ngƣời mình thông qua các hoạt động văn hóa là có hiệu lực nhanh và kết quả thiết thực. Các địa bàn – nơi diễn ra tổ sinh hoạt văn hóa cộng đồng, sự hƣớng dẫn của những cán bộ ngành văn hóa có vai trò rất quan trọng trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa.
Nhiều năm qua Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ và phát triển cho việc nghiên cứu, sƣu tầm các giá trị văn hóa truyền thống nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nên vẫn còn có tình trạng một số nơi không còn giữ đƣợc bản sắc văn hóa vốn có của cộng đồng mình. Những giá trị văn hóa đó đã phần nào bị mai một, biến đổi theo sự phát triển của kinh tế xã hội.
74
Trƣớc những biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội nhƣ hiện nay, trang phục của ngƣời Thái Yên Bái nói chung và ngƣời Thái Mƣờng Lò nói riêng cũng đang đứng trƣớc những thách thức mới. Mặc dù trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến việc “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”(Nghị quyết TƢ 5 khóa VIII), nhƣng các giá trị văn hóa Thái nói chung và trang phục truyền thống của ngƣời Thái Mƣờng Lò nói riêng so với trƣớc đây đã có nhiều biến đổi.
Tiền đề của sự biến đổi phải kể đến mốc thời gian từ năm 1986 đến nay. Qua các chính sách Nhà nƣớc đã và đang làm ảnh hƣởng nhiều đến văn hóa trang phục của các tộc ngƣời ở Mƣờng Lò nói chung và ngƣời Thái Đen nói riêng. Trƣớc hết phải kể đến là qua các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội nhƣ: các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, các chƣơng trình đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, các chƣơng trình phát triển y tế - giáo dục… đang làm cho đời sống của ngƣời dân thay đổi. Mức sống tăng lên, các điều kiện sống đƣợc cải thiện, đời sống văn hóa theo đó cũng đƣợc nâng cao. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đang làm giảm dần khoảng cách giữa các cộng đồng với nhau.
Chƣơng trình 135 là chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa đƣợc rất nhiều ngƣời biết đến. Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, từ phong trào xây dựng “làng bản văn hóa”, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển làm thay đổi bộ mặt thôn bản, khoảng cách giữa các tộc ngƣời cũng đƣợc rút ngắn lại. Sự ảnh hƣởng lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ hơn, sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa vốn có của các tộc ngƣời trong lịch sử nay lại có cơ hội để tái phát triển mạnh. Chính những tiếp xúc này là một trong những yếu tố quan trọng làm biến đổi văn hóa của các cộng đồng nói chung và cộng đồng Thái nói riêng. Qua khảo sát
75
về sự biến đổi trong trang phục tại các bản của ngƣời Thái Đen cƣ trú tại khu vực cánh đồng Mƣờng Lò cho thấy có sự ảnh hƣởng rất mạnh trong văn hóa mặc của ngƣời Kinh. Từ cách ăn mặc của trẻ em cho đến ngƣời già đều ăn mặc nhƣ ngƣời Kinh.
Trong thời đại mới, các nguồn thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con ngƣời. Ngƣời Thái nói chung và ngƣời Thái Mƣờng Lò nói riêng ngày càng tiếp cận đƣợc với nhiều nguồn thông tin, chính những thông tin này đang làm thay đổi dần những quan niệm của từng cá nhân, từng gia đình và cộng đồng. Thông tin làm cho tính khép kín của các xã hội truyền thống dần bị mất đi, thay vào đó là sự tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều giá trị khác nhau, xã hội dƣờng nhƣ đƣợc mở rộng hơn.
Đồng thời, các phong tục tập quán, các lối sống cũng phần nào bị biến đổi theo, đặc biệt trong văn hóa mặc của ngƣời dân nơi đây đang ngày càng bị âu hóa. Các lối sống, các giá trị tri thức mới ngày càng đƣợc ngƣời dân tiếp cận thông qua các hệ thống thông tin khác nhau. Một yếu tố khác cũng ảnh hƣởng rất quan trọng tới trang phục truyền thống của ngƣời Thái Mƣờng Lò đó là sự biến đổi của nền kinh tế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng không chỉ là những vấn đề kinh tế thuần túy mà ngƣợc lại nó có tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội nơi đây, trong đó có trang phục truyền thống của ngƣời Thái Đen và các tộc ngƣời khác.
Thị trƣờng đem lại nhiều cơ hội lựa chọn cho ngƣời dân kể cả trong lĩnh vực văn hóa. Kinh tế thị trƣờng đem lại sự đa dạng của các sản phẩm tiêu dùng, của hàng hóa; trang phục cũng là một yếu tố nằm trong đó. Bởi hàng hóa lúc này không chỉ là hàng hóa đơn thuần mà theo sau hàng hóa là sự du nhập các lối sống, các quan niệm mới. Thực tế này đƣợc biểu hiện qua các thế hệ trẻ bây giờ, tại đây các giá trị truyền thống đang có nguy cơ mất dần, thay
76
vào đó là lối sống, cách ăn mặc mới đƣợc du nhập vào qua nhiều con đƣờng khác nhau.
2.3.1.2. Những biến đổi về trang phục của người Thái Đen ở Mường Lò
Trong những năm cuối thế kỷ XX, nghề dệt may truyền thống của ngƣời Thái ở Yên Bái nói chung và ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò nói riêng vẫn còn tồn tại. Đây chính là nguồn gốc tạo ra những bộ trang phục truyền thống của ngƣời Thái. Nhƣng hiện nay, dƣới sức ép của cơ chế thị trƣờng, sự giao lƣu văn hóa và nhu cầu ngƣời sử dụng mà nghề dệt may trang phục truyền thống nơi đây cũng có sự biến đổi đáng kể.
Nói tới sự biến đổi trong trang phục truyền thống của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò thì trƣớc hết phải kể đến sự biến đổi trong nguyên liệu của sợi để dệt vải. Trƣớc đây, tất cả các bản trong vùng đều trồng bông, trồng dâu nuôi tằm để ƣơm tơ và hầu nhƣ nhà nào cũng kéo sợi, dệt vải. Tuy nhiên hiện nay nghề trồng dâu nuôi tằm ở các thôn, bản trong vùng đã bắt đầu tàn lụi. Sợi bông, sợi tơ tằm đƣợc thay thế bằng sợi công nghiệp. Trƣớc kia để có đƣợc một miếng vải may những bộ trang phục, ngƣời Thái phải làm từ khâu đầu cho đến khâu cuối, nghĩa là họ tự trồng bông cho đến dệt thành những tấm vải rồi cắt và tự may nên thành bộ trang phục cho mình, gia đình, ngƣời thân. Nhƣng vài chục năm trở lại đây, họ đã bỏ dần việc trồng bông dệt vải, chủ yếu ra chợ mua sẵn lấy sợi công nghiệp về dệt. Đa phần ngƣời Thái nơi đây không tự tay dệt lấy vải truyền thống để may trang phục nữa mà họ chỉ ra chợ mua vải công nghiệp bán trên thị trƣờng về tự cắt may hoặc mua đồ may sẵn về mặc.
Qua khảo sát các xã, phƣờng tại thị xã Nghĩa Lộ và một số xã của huyện Văn Chấn cho thấy hầu hết các chị em cho rằng vải công nghiệp dễ mặc lại còn đa dạng và phong phú, giá cả cũng chấp nhận đƣợc và đặc biệt là không
77
phải tốn nhiều thời gian, nhiều công đoạn nhƣ trƣớc kia. Do vậy, việc dùng vải công nghiệp hiện nay đƣợc ngƣời Thái Đen Mƣờng Lò chấp nhận dễ dàng. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng vải công nghiệp dễ đứt và không bền nhƣ vải truyền thống tự dệt lấy. Nhƣng bù lại nó đem đến cho ngƣời sử dụng thuận tiện, giá thành rẻ, rút gọn đƣợc nhiều thời gian, ngƣời phụ nữ đỡ vất vả hơn.
Trƣớc đây, ngƣời Thái Đen ở đây nhuộm sợi vải bằng một số loại cây cỏ ứng với màu sắc mà mình cần, còn vải thì nhuộm chàm. Bởi nguyên liệu là yếu tố đầu tiên để tạo nên những bộ váy và áo cỏm. Màu sắc của trang phục góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ trang phục của ngƣời Thái. Tính đậm nhạt hài hòa của màu sắc trang phục là “ngôn ngữ” riêng phản ánh rõ đặc trƣng tâm lý, văn hóa tộc ngƣời Thái tại các vùng, miền, địa phƣơng ở nƣớc ta.
Màu sắc của trang phục Thái Đen đƣợc tạo nên bởi hai chất liệu cơ bản: vải sợi (bông, tơ tằm) và kim loại (bạc). Màu của kim loại vốn là màu của tự nhiên, còn màu của sợi vừa là màu của tự nhiên vừa là màu do ngƣời Thái tạo ra. Từ nguyên liệu sợi bông hay tơ tằm, để xử lý vào yêu cầu thẩm mỹ của trang phục, ngƣời Thái tạo ra các màu: chàm, xanh, đỏ, tím, vàng, da cam… Sự phối hợp các loại màu khi trang trí lại phụ thuộc vào các nhóm Thái tại các địa phƣơng khác nhau làm cho trang phục của họ mang tính đậm nhạt khác nhau, mang đặc trƣng của vùng. Tỷ lệ sử dụng màu trên từng yếu tố trang phục cũng khác nhau, phụ thuộc vào từng chủng loại áo, quần, váy, khăn, giới tính, công việc khác nhau.
Nếu nhƣ phụ nữ Thái vùng Nghệ An nổi tiếng với chiếc piêu đƣợc trang trí đẹp đẽ và hoa văn đậm nét trên đầu với tỷ lệ màu sáng đậm hơn với các chùm tai piêu, cút piêu đƣợc tết bằng các sợi chỉ màu xanh, đỏ, tím… rất rực rỡ làm tôn làn da của phụ nữ. Chân váy Thái Nghệ An cũng đƣợc dệt, thêu
78
với các loại chỉ màu phong phú tƣơng tự nhƣ các màu đƣợc thêu trên chiếc
piêu, chắp nối với thân váy màu chàm tạo nên sự tƣơng phản về màu sắc cũng nhƣ sắc thái địa phƣơng rõ nét. Phụ nữ Thái Đen lại càng duyên dáng với chiếc xửa cỏm màu chàm và chiếc váy màu đen. Màu chàm làm tôn thêm làn da trắng hồng của các cô gái.
Mấy năm gần đây, với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Cùng với sự tiếp xúc của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự giao lƣu buôn bán, nhiều chợ của bản, của xã đƣợc hình thành và từ đó có đầy đủ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngƣời dân. Một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên những bộ trang phục với đầy đủ các màu sắc nhƣ hiện nay đó là ở các chợ bán nhiều loại thuốc nhuộm công nghiệp với đầy màu sắc nên họ đã dần bỏ đi các loại thuốc nhuộm có trong tự nhiên. Hơn nữa loại vải công nghiệp bây giờ có rất nhiều màu nên họ ra chợ có thể mua luôn đƣợc tấm vải với màu sắc nhƣ sở thích của mình. Nếu nhƣ trƣớc đây màu sắc của chiếc xửa cỏm chủ yếu là màu chàm thì hiện nay
xửa cỏm đƣợc may theo nhiều loại vải với nhiều màu sắc và kiểu dáng chiếc
xửa cỏm với cánh tay ngắn, dài, vai bồng khác nhau.
Trong nghề may của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò, công cụ cũng nhƣ kỹ thuật tạo ra những bộ trang phục truyền thống về kiểu dáng, đƣờng nét vẫn nhƣ trƣớc đây. Tuy nhiên, về kỹ thuật và cách xử lý may đo đƣợc đơn giản hóa so với trƣớc đây rất nhiều, không cầu kỳ phức tạp nữa. Nếu trƣớc đây, để làm ra những bộ trang phục thì ngƣời phụ nữ trong gia đình phải tự tay đo, cắt và khâu chắp nối các mảnh vải với nhau. Để thành một bộ trang phục phải tốn rất nhiều thời gian. Bây giờ, áp dụng phƣơng tiện kỹ thuật máy móc hiện đại hơn nên một ngày ngƣời Thái ở đây đã làm đƣợc gấp mấy lần trƣớc đây. Do đó mà năng suất và kỹ thuật may cũng đƣợc nâng cao, việc tạo ra những bộ
79
trang phục để đáp ứng nhu cầu mặc hiện nay là rất nhanh, phong phú, đa dạng.
Trong xã hội truyền thống của ngƣời Thái, biết dệt vải, may quần áo hay không là một tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá đức hạnh của ngƣời phụ nữ. Con gái lớn mà không biết dệt vải, thêu thùa, khâu vá sẽ bị mọi ngƣời cƣời chê, cho là lƣời biếng, vụng về và vì thế rất khó lấy chồng. Vì thế có thể nói phụ nữ Thái ở đây ai cũng biết thêu thùa, khâu vá những bộ trang phục của mình khi bị rách và có thể tự cắt may y phục cho mình và ngƣời thân. Ngay từ lúc còn nhỏ 6 – 7 tuổi các bé gái đã bắt đầu làm quen với việc lên nƣơng nhặt bông theo mẹ, theo chị. Đến 11 – 12 tuổi đã biết ngồi vào khung cửi dệt vải và tự khâu vá áo, váy của mình. Cũng từ đó họ bắt đầu tập cắt may theo sự hƣớng dẫn của bà, mẹ hay các chị. Tuy nhiên, hiện nay theo ngƣời dân địa phƣơng thì con gái trong các bản biết thêu, dệt và tự cắt may bộ trang phục truyền thống của mình là rất ít. Đặc biệt là thế hệ trẻ bây giờ hầu nhƣ không còn quan tâm nữa, nếu cần dùng đến thì đi may hoặc ra chợ mua lấy những bộ may theo kiểu mới nhƣ bây giờ. Mỗi bản có từ 30 – 70 nóc nhà nhƣng chỉ có khoảng 4 – 5 ngƣời con gái biết thêu thùa, dệt vải, may vá.
Một sự biến đổi nữa đó là sở thích của ngƣời dân trong việc sử dụng các bộ trang phục truyền thống của tộc ngƣời mình. Qua khảo sát các bản tại Mƣờng Lò có ngƣời Thái Đen cƣ trú thì hiện nay 100% ngƣời dân mặc vải công nghiệp. Trong đó hơn 80% chị em vẫn còn mặc váy nhƣng áo thì lại là áo phông, sơ mi giống nhƣ áo ngƣời Kinh. Còn nam giới thì 100% mặc giống nhƣ ngƣời Kinh. Bình thƣờng thì rất ít ngƣời già còn mặc chiếc áo cỏm của mình nữa.
Tuy nhiên, trong các dịp lễ tết, hội hè, mừng nhà mới cũng nhƣ những dịp vui của bản, của xã… thì họ đều mặc bộ váy và áo cỏm đẹp nhất của
80
mình. Đây cũng là một yếu tố chứng minh cho nét sinh hoạt văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa trang phục của ngƣời Thái nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của thời gian trang phục cũng có thể thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội nhƣng những giá trị mà nó mang lại sẽ tồn tại mãi với ngƣời Thái nơi đây.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và sự giao lƣu văn hóa, tiếp xúc giữa các dân tộc, nghề dệt, may của ngƣời Thái có sự biến đổi rất lớn, hình thức và nội dung cũng đƣợc thể hiện rất đa dạng, phong phú. Qua đó, ta thấy sự biến đổi trong trang phục của ngƣời Thái nơi đây là một tất yếu.
2.3.2. Vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống và những thách thức đặt ra ra
Đứng trƣớc sự biến đổi về trang phục truyền thống đó, việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và trang phục truyền thống của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò nói riêng là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến tƣơng lai của cả cộng đồng. Chữ “bảo tồn” ở đây đƣợc hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất bảo tồn đƣợc hiểu nhƣ là sự “lƣu luyến” các giá trị văn hóa trong chính bản thân đời sống sinh hoạt của cộng đồng đó. Thứ hai, đƣợc coi là những nỗ lực của Nhà nƣớc trong việc lƣu giữ các giá trị văn hóa mà bản