5. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Nguyên liệu tạo ra vải
a. Sợi bông
Cây bông tiếng Thái gọi là “co phải”. Ở đây phổ biến hai loại bông là: bông cỏ và bông luồi. Đây là loại bông tồn tại lâu đời và phù hợp với đất đai, khí hậu miền núi Tây Bắc. Tuy nhiên, ngƣời Thái vẫn thích giống bông cỏ hơn vì nó dễ trồng và cho năng suất cao hơn bông luồi.
Theo tập quán, trƣớc khi trồng bông đồng bào sẽ tiến hành việc chọn đất. Ngạn ngữ Thái có câu “đin đăm pú phải” (đất đen trồng bông). Sau khi chọn đƣợc đất đồng bào bắt đầu làm lễ “hẹ hay” (mở đầu vụ gieo nƣơng). Ngoài ý nghĩa đuổi sâu bệnh, cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa lúa bội thu, lễ này còn
38
cầu cho nƣơng bông đƣợc tốt tƣơi, nở bông to, năng suất. Vƣờn trồng bông có thể ngay cạnh nhà nhƣng đồng bào chủ yếu trồng trên nƣơng. Đất trồng bông nhìn chung chiếm tỉ lệ nhất định so với toàn bộ diện tích đất canh tác.
Sau lễ “hẹ hay” họ mới bắt đầu gieo những hạt bông đầu tiên. Trồng bông có thể ở trên nƣơng, cũng có khi trồng ở đất vƣờn quanh nhà tùy theo từng gia đình, đồng bào thƣờng chon loại đất đen, tơi xốp, có độ ẩm cao. Hình thức trồng bông là chọc lỗ tra hạt. Sau khi chọn ngày tốt, cả gia đình sẽ tiến hành lên nƣơng, ngƣời đàn ông thì cầm một đoạn cây dài khoảng 1,2m, đầu vót nhọn và đi trƣớc chọc lỗ, còn những ngƣời phụ nữ và trẻ em đi theo sau bỏ hạt bông vào các lỗ đó, mỗi lỗ họ bỏ từ 2 đếm 3 hạt bông, sau đó lấp một lớp đất mỏng lên để tránh những con vật ăn mất hạt bông. Họ vừa tra hạt vừa cầu khấn, mong cho hạt bông nở to, mong cho nƣơng bông đƣợc tƣơi tốt, đƣợc mùa.
Nƣơng bông sẽ đƣợc làm cỏ 2 đến 3 lần, khi cây bông cao ngang ngực thì bắt đầu ra hoa, kết quả. Khi quả bông nở bung là lúc đƣợc thu hoạch, đồng bào thu hoạch bằng cách lấy tay hái từng quả bông. Bông nở thành từng đợt, thƣờng thì đợt đầu sẽ là đợt quả bông to nhất. Lúc hái bông đợt đầu đồng bào cũng cầu khấn mong cho bông nở rộ nhƣ sao, quả bông to hơn quả trứng và trắng nhƣ trăng rằm.
Theo kinh nghiệm của ngƣời Thái, nếu trồng bông vào nơi đất tốt mỗi cây có thể cho thu hoạch từ 15 đến 20 quả. Việc hái bông đƣợc tiến hành vào lúc 4 – 5 giờ chiều. Đối với ngƣời trồng bông, nỗi lo lớn nhất là khi gần đến vụ thu hoạch có gió lớn, vì những cơn gió này có thể cuốn theo rất nhiều bông.
39
Bông hái về đƣợc để trong những cái nong to, ngƣời Thái có kinh nghiệm phơi sƣơng và phơi nắng những nong bông bao giờ bông nở hết mới thôi. Bông có chất lƣợng tốt là loại bông trắng và xốp. Sau đó, đồng bào sẽ tiến hành bỏ lá, rồi phơi bông một ngày, tối ủ lại cho ấm để tách hạt vì chỉ khi nào bông ấm mới tách đƣợc hạt ra. Trƣớc khi tách hạt, họ phải chọn bông vì bông để se sợi phải là bông trắng, số lƣợng bông thu hoạch về không phải tất cả đều đạt tiêu chuẩn, đồng bào phải phân loại để chọn bông tốt, loại bỏ bông đen, hỏng.
b. Sợi tơ tằm
Cùng với trồng bông, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở ngƣời Thái đã có từ lâu đời. Hầu nhƣ nhà nào cũng có một mảnh nƣơng trồng dâu quanh nhà, ven bờ suối.
Giống tằm đƣợc đồng bào nuôi nơi đây có đặc điểm là không chịu đƣợc nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh (nhiệt độ thích hợp là 26 – 27 độ). Khi kết thúc một lứa tằm, ngƣời ta thƣờng giữ lại một số kén tằm (gồm cả kén tằm cái và tằm đực) để gây giống cho lứa sau. Kén tằm hình thoi có màu vàng và màu trắng. Kén tằm sẽ nở thành ngài và chui ra khỏi kén trong khoảng 7 đến 8 ngày. Gần đến ngày nở ngƣời ta phải dùng một cái bát úp lên kén để con ngài nở ra không bay đi đƣợc và phối giống từng đôi một, tiếp đến hộ vẫn phải úp bát để giữ con ngài ở trong đó đẻ trứng. Trong vòng 3 ngày, mỗi con ngài sẽ đẻ đƣợc 2000 đến 3000 trứng, sau đó chúng sẽ chết. Những con ngài sẽ đẻ trứng vào những tờ giấy và đƣợc đồng bào Thái đựng vào những cái rổ, rá và tuyệt đối không để dƣới đất mà treo lên cao và đậy thật kín, nhằm mục đích không cho những con côn trùng khác phá hoại. Sau khoảng 7 ngày những quả trứng đó sẽ nở thành tằm. Những con tằm mới nở trông giống nhƣ những con sâu nhỏ và có màu đen. Thức ăn duy nhất cho chúng là lá dâu, mỗi ngày
40
ngƣời ta cho chúng ăn làm 4 lần: sáng, trƣa, chiều và buổi tối. Lá dâu cho tằm ăn phải là lá dâu tƣơi và phải thật khô, nếu lá dâu bị ƣớt mà vẫn cho tằm ăn thì tằm sẽ bị chết. Những con tằm nhỏ mới nở khi đói thì chúng có màu trắng, còn khi no thì chuyển sang màu xanh. Tằm con mỗi ngày ăn hết khoảng 7 – 8 kg lá dâu, còn khi lớn chúng có thể ăn rất nhiều và nhanh, mỗi ngày chúng có thể ăn hết 13 – 15 kg lá. Lúc tằm mới nở ngƣời ta thái nhỏ lá dâu cho chúng ăn, còn khi chúng đã lớn thì để nguyên cả lá. Nếu tằm ăn đƣợc nhiều và hợp lý thì kén tằm sẽ dày và cho nhiều tơ [18; tr.96 – 97].
Một tháng sau tằm không ăn nữa mà bắt đầu vào làm kén. Tằm làm kén trong 3 ngày, sau đó họ thu gom những kén tằm và để trên gác bếp hoặc cất ở những nơi thật khô ráo. Khi đã có kén tằm thì ngƣời ta bắt đầu công việc kéo sợi. Đồng bào Thái sẽ đun một nồi nƣớc sôi to và luôn để trên bếp để duy trì nhệt độ. Kén tằm đƣợc thả vào nồi từng nắm một, ngƣời ta dùng một cái guồng quay tơ và kéo một cái cặp giữ kén, khi quay lấy sợi thì ngƣời ta dùng một tay để quay guồng kéo tơ, tay kia thì kéo sợi từ cặp giữ kén và cứ nhƣ vậy ngƣời phụ nữ Thái thoăn thoắt đôi tay chẳng mấy chốc đã thu đƣợc những sợi tơ màu trắng, màu vàng lấp lánh.