5. Bố cục của khóa luận
2.2.3. Trang phục trong tang lễ (Puốc giáo)
Đối với ngƣời Thái, con ngƣời khi chết tức là về rừng ma (pá heo), là lên Mƣờng Trời. Đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa, là biểu hiện của những tập quán truyền thống , của nhận thức về cái chết và các mối quan hệ thân tộc, xã hội của những ngƣời sống với ngƣời đã mất. Qua đám tang, hàng loạt những yếu tố văn hóa đƣợc biểu hiện trong đó có trang phục.
Khi trong gia đình có ngƣời không may qua đời, ngƣời chết đƣợc tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới. Nếu là phụ nữ ngoài áo cỏm, váy mới còn khoác thêm bên ngoài chiếc áo xửa chai – áo dài mặc trong ngày cƣới, và ngoài cùng là chiếc áo xửa luông. Mặt đậy một chiếc khăn piêu gọi là piêu pốc nả, trên đầu đậy thêm một chiếc nhƣ khi còn sống vẫn đội. Hai chiếc khăn này không nhất thiết phải đẹp nhƣng phải mới.
Nếu ngƣời mất là nam giới thì mặt đƣợc đậy một chiếc piêu, ngoài bộ quần áo mới còn phải khoác thêm xửa hi là chiếc áo dài do con dâu tặng bố
69
chồng trong ngày cƣới. Trƣớc kia xửa hi dùng trong lễ tết, hội hè nay chỉ mặc khi mất. Áo dài xửa hi dài 90cm, loe phía gấu, bóp phía nách. Ngực rộng 48cm, tay dài 70cm, cửa tay rộng 14cm. Cách cắt may xửa hi giống với xửa chai nhƣng không cầu kì bằng [18; tr.65].
Trong bộ tang phục cho ngƣời đã mất – sang thế giới bên kia tiếp tục cuộc sống mới ở Mƣờng Trời với tổ tiên nhất thiết phải có trang phục truyền thống của dân tộc mình. Ngƣời Thái quan niệm nếu ngƣời mất đi mà không mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình , khi sang thế giới bên kia họ hàng, dòng tộc đã đến trƣớc sẽ không nhận ra ngƣời đến sau. Do vậy, trang phục không chỉ đơn thuần mang giá trị văn hóa vật chất mà còn mang giá trị tâm linh rất sâu sắc.
Việc may trang phục tang lễ chỉ đƣợc tiến hành khi có ngƣời qua đời, không đƣợc may trƣớc. vải may tang phục chủ yếu là vải trắng.
Khi bố mẹ mất, các con trai mặc áo đại tang là loại áo choàng rộng bằng bốn khổ vải. Áo dài 140cm, thực chất là những tấm vải khâu ghép hai cạnh sƣờn, can tay, thân áo trên dƣới bằng nhau, cổ áo khoét rộng, dùng dây vải buộc. Đầu đội khăn trắng (khằn pau) thắt sau gáy. Qua chiếc khăn này ngƣời ta phân biệt đƣợc họ nội, họ ngoại của ngƣời quá cố.
Hàng cháu không phải mặc áo tang, chỉ dùng khăn tang. Các cháu bên họ nội đội khăn trắng trên đàu – vả hùa lón đón – họ đầu trắng. Các cháu bên ngoại thắt khăn trắng ngang lƣng – vả hùa lắm đăm – họ đầu đen. Con rể cũng coi là họ ngoại, quần áo vẫn mặc bình thƣờng, chỉ buộc khăn trắng ngang lƣng.
Với ngƣời Thái Đen, khi bố mẹ chồng mất ngƣời con dâu cả phải mặc
70
mẹ khi lên Mƣờng Trời. Theo quan niệm của ngƣời Thái, con dâu lúc đó mới thực sự làm dâu.
Trƣớc khi đi làm dâu, ngƣời con dâu cả thƣờng may hai chiếc áo xửa hiếu luông – áo báo hiếu loại lớn để đem theo về nhà chồng. Khi bố hoặc mẹ chồng mất, con dâu cả tặng một chiếc áo cho ngƣời mất và đem treo ở nhà mồ, một chiếc “làm cơm” cúng ma bố mẹ chồng.
Xửa hiếu luông là loại áo dài thụng, xẻ nách, có nhiều sọc ngũ sắc, cúc bằng dải vải màu.Xửa hiếu luông của nữ cổ áo đƣợc khoét rất rộng (gần hết lƣng áo), mặc theo liểu chui đầu, thân áo, tay áo đƣợc ghép bởi nhiều mảnh vải mầu, áo dài 100cm, cửa tay rộng 16cm. Ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò còn có loại xửa hiếu luông dành cho nam giới, hình dáng giống áo của nữ giới nhƣng khác ở chỗ có các tua vải buộc từ cổ áo xuống đến hông bên trái. Đƣờng viền cửa tay, cổ, vai, hai bên hông đều bằng vải màu xanh, áo dài tới 180cm, của tay rộng tới 30cm.
Các cô dâu thứ mặc xửa cỏm trắng, không có khuy bạc mà dùng dây buộc, áo may sơ sài không khâu gấu, không dựng cổ áo. Đầu đội khăn trắng, mặc váy đen bình thƣờng.
Các cô dâu thứ còn may xửa nhinh – một loại áo nhỏ, không có chức năng sử dụng mà chỉ là áo thờ. Xửa nhinh đƣợc may bằng vải đen, áo cắt may đơn giản mang tính ƣớc lệ. Áo dài 80cm, rộng 78cm, tay dài 52cm, cửa tay bằng nách rộng 16cm, áo khoét cổ thìa để chui đầu. Áo xửa nhinh đƣợc ghép nhiều màu rực rỡ, ngƣời Thái quan niệm những màu sắc đó làm cho ma sợ. Áo xửa nhinh thực chất là loại áo ấm, trƣớc kia khi đến mùa đông cả đàn ông và đàn bà đều khoác loại áo này, ngày nay không dùng nữa mà dùng áo bông, áo nhung thay thế [7, tr.119].
71
Theo quan niệm của ngƣời Thái, xửa nhinh là nơi trú ngụ của linh hồn ngƣời mới qua đời. Hồn đó chƣa kịp lên Mƣờng Then nên khi đƣa ma ngƣời ta đem xửa nhinh ra treo ở nhà mồ cho hồn trú ngụ. Nhìn vào số áo treo ở nhà mồ, ngƣời ta biết ngƣời quá cố có bao nhiêu con dâu.
Khi cha mẹ đẻ mất, con gái cũng mặc áo đại tang nhƣ anh, em trai, đầu đội khăn trắng.
*Trang phục liên quan đến tín ngưỡng
Trong các bản mƣờng Thái có một số ngƣời hành nghề cúng, bói và cúng giải các loại “phi” (ma) làm hại cho ngƣời. Đó là các thày Mo, bà Một, các ông bà Then… Trong xã hội Thái không có ông Một, bà Một chuyên nghiệp mà chỉ có tính chất nghiệp dƣ, họ vẫn là ngƣời nông dân nên trang phục của họ không mang tính chất chuyên nghiệp.
Thầy mo hành lễ trong các dịp cúng Xên mƣờng, Xên bản... Mặc áo thụng rộng, may kiểu chui đầu, màu vải đỏ, gấu áo phủ quá gối, có ghép những mảnh vải hình tam giác, gần giống với áo Xửa luông, đầu đội mũ bằng vải khít có tua rủ xuống vai, có khi trên mũ có dán thêm hình các con vật nhƣ :bò. rắn, rết, sâu … Các cụ già kể lại rằng, xƣa các thủ lĩnh Thái đi chinh chiến cũng thƣờng mặc loại áo thụng này. Trong các nghi lễ cúng ma nhà (phi hươn), thầy mo mặc áo màu đen xửa vạt lẳn, quấn khăn dài thành nhiều lớp trên đầu. Các bà Một khi cúng mặc áo dài xửa chai, thắt lƣng màu đỏ rộng 15cm. Cả khăn và đai lƣng đƣợc trang trí ghép vải tạo thành hình hoa ban, cây cỏ, lúa gạo, con thuồng luồng, con rắn… Tất cả hợp thành một lực lƣợng có đủ sức mạnh để đuổi tà ma.
Khi tiến hành nghi lễ, ông bà Một còn đeo thêm chiếc bùa “bổng kin phí, phí kin bổng” vào đai lƣng. Họ đọc thần chú, huy động những lực lƣợng siêu
72
nhiên là những vật trang trí đƣợc ghép trên khăn, trên đai nhằm hỗ trọ ông bà Một. Khi cúng, họ còn đặt chiếc áo của ngƣời bệnh lên mâm đồng để gọi hồn của ngƣời ốm trở về - vì áo là nơi trú ngụ của hồn ngƣời [7; tr.121].
Loại khăn, đai dùng khi cúng của ông bà Một hiện nay hầu nhƣ không còn, chủ yếu do các cụ già mô tả lại.
Khác với các yếu tố văn hóa vật chất khác nhƣ nhà cửa, công cụ sản xuất… trang phục là yếu tố văn hóa vật chất đặc biệt có chức năng “kép”, luôn gắn bó mật thiết với con ngƣời nhƣ “hình với bóng”. Trong đời sống văn hóa tộc ngƣời trang phục đã tham gia vào những hoạt động xã hội của cộng đồng Thái: những ngày lễ tết, hội hè, những ngày sinh hoạt văn hóa cộng đồng, những sinh hoạt tín ngƣỡng, vui chơi theo phong tục truyền thống.
Với sự khác biệt dù là nhỏ trong việc sử dụng trang phục ngày thƣờng với trang phục ngày lễ tết, hội hè… là biểu hiện của nếp sống văn hóa cao. Điều đó phản ánh rất rõ nếp sống tộc ngƣời qua trang phục. Trong những ngày lễ tết, hội hè trang phục vƣợt xa chức năng vật chất thuần túy của nó. Mọi ngƣời Thái đều ý thức rằng vào những ngày lễ, ngày hội… thì mặc sao cho phù hợp với môi trƣờng, hoàn cảnh đó nên đã có những loại trang phục phù hợp theo quan niệm của họ.
73
2.3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TRANG PHỤC VÀ VIỆC BẢO TỒN TRANG PHỤC TRUYỀN THỖNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở