Quy trình tạo ra vải

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 45)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.2.Quy trình tạo ra vải

Để tạo ra một bộ trang phục, ngƣời ta phải trải qua một chu trình và nhiều thao tác kèm theo một hệ thống công cụ tƣơng ứng.

Đối với bông các công đoạn đó là: chọn bông (lựa phải), cán bông (ỉu phải) bằng công cụ gọi là ít phải, bật bông (tháp phải) bằng kha công, nhằm làm cho bông tơi xốp. Tiếp theo là công đoạn quấn bông (lọ phải) thành các lọn nhỏ dài chừng 30cm. Từ những cuộn bông nhỏ đƣợc quấn, tiếp theo là kéo thành sợi (pắn phải) bằng công cụ gọi là la. Đây là một trong những công

41

việc khó nhất, mất nhiều thời gian và đòi hỏi một tay nghề khéo léo mới tạo ra đƣợc số lƣợng sợi cần thiết cho việc dệt vải [18; tr.89].

Để tăng thêm độ bền và độ dai cho sợi bông, ngƣời ta phải hồ sợi (khả phải) bằng cách dùng gạo tẻ nấu cháo nhuyễn, sau đó cho sợi vào đun khoảng 2 – 3 giờ, bắc ra để nguội rồi vớt ra, dùng thanh gỗ đập nhiều lần, đem giặt sạch rồi phới khô. Sau đó sợi đƣợc cuộn vào một khung chữ I gọi là pia để cuộn thành cuộn. Khi kết thúc công đoạn này, ngƣời ta tháo cuộn sợi ra cất đi. Tuy nhiên, sợi dùng để dệt vải thì đƣợc đem nhuộm. Tiếp theo sợi đƣợc ngoắc vào một dụng cụ gọi là công quạng, từ đây sợi đƣợc kéo ra để cuộn vào chiếc suốt nhỏ lắp trên sa quay sợi. Thao tác kéo sợi để cuộn vào suốt nhƣ vậy gọi là “piến phải”. Các cuộn sợi này sẽ đƣợc cài vào lỗ đục của con thoi để dệt.

Đối với sợi tơ tằm, sau khi kéo từ kén, sợi tơ tằm đƣợc ngoắc vào pia

tiếp theo tải lên công quạng tạo thành những con sợi gọi là lực. Từ các con sợi này, ngƣời ta đem nhuộm màu bằng các nguyên liệu tự nhiên (sét, chặng, cánh kiến…), sau đó sợi đƣợc tuốt vào các con suốt để dệt thành vải hoặc dùng sợi màu để thêu.

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 45)