Y phục và trang sức nam

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 64)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1.2.Y phục và trang sức nam

Trang phục thƣờng ngày cũng nhƣ trang phục lễ hội của nam giới Thái ở các ngành, các vùng cơ bản giống nhau. Sự giống nhau đó đƣợc thể hiện ở

60

kiểu dáng cắt may, cách sử dụng trang phục… Bộ y phục của nam giới dân tộc Thái Đen ở Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái gồm có khăn đội đầu, áo cánh ngắn, quần.

Khăn

Khăn của nam giới không công phu, không đẹp nhƣ khăn “piêu” của phụ nữ mà đó chỉ là một miếng vải chàm màu đen, rộng khoảng 20 – 30cm.Khăn của nam giới thƣờng có hai loại: một gọi là “khằn pau”; một loại gọi là “ khằn trọc” dài gần 120cm. Đàn ông thƣờng quấn khăn trên đầu khi lao động cũng nhƣ trong sinh hoạt hằng ngày, lễ tết.“Khằn pau” đƣợc quấn trên đầu khi đi xa hoặc trong những ngày hội hè, lễ tết.“Khằn trọc” sử dụng khi đi làm ruộng, nƣơng, trong lao động hàng ngày.

Cũng nhƣ khăn của phụ nữ Thái, khăn của ngƣời đàn ông Thái có tác dụng giúp con ngƣời bảo vệ cái đầu, che nắng, tránh rét. Khi nắng có thể quấn khăn trên đầu, gọn và tiện lợi trong các thao tác của lao động tay chân. Khi trời rét, khăn có thể giở ra để quàng cổ, quàng đầu cho ấm để con ngƣời sinh hoạt và làm việc bình thƣờng. Khi bƣớc vào tuổi 13 – 14 thanh niên nam ngƣời Thái mới bắt đầu dùng khăn [7; tr.110].Đây là biểu hiện cho sự trƣởng thành của ngƣời con trai, có thể tham gia mọi công việc lớn nhỏ của gia đình và cộng đồng. Nhìn chung ở tuổi trẻ nam giới Thái ƣa dùng khăn màu chàm biếc, còn các cụ ông hay dùng màu chàm đen. Ngày nay nam giới Thái ít đội khăn.

Cách quấn khăn trong lao động sản xuất và sinh hoạt thƣờng ngày cũng có điểm khác nhau.“Khằn trọc” đƣợc quấn đơn giản theo lối chữ nhân. Cách quấn khăn này vừa nhanh, vừa tiện gọn lại rất đơn giản, họ không phải tốn

61

nhiều thời gian cho việc quấn khăn hằng ngày.Còn“khằn pau’’ là loại khăn đƣợc sử dụng trong những ngày lễ tết nên đƣợc vấn cẩn thận, trang trọng hơn.

Áo (xửa)

Áo của nam giới Thái cũng đơn giản về cấu tạo và trang trí. Áo đƣợc may theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn, không có cầu vai, có hai túi ở hai vạt áo dƣới. Đây là loai áo cánh góp phần tạo nên đặc điểm giới tính của trang phục. Đây là loại áo thông dụng nhất trong trang phục nam giới Thái [18; tr.96].

Áo nam giản dị, ít trang trí so với áo nữ. Không mấy ai nhìn thấy đôi

“mák may” lấp ló ở chỗ gián tiếp đƣợc xẻ tà và đƣờng giáp hông áo. Đó là nơi đƣợc trang trí duy nhất trên áo nam giới. “Mák may” đƣợc quấn bằng chỉ màu, không có lõi bên trong. Đó là các loại chỉ xanh, đỏ, vàng…trong đó màu đỏ đƣợc dùng với tỉ lệ lớn hơn màu khác. Chỗ xẻ tà của áo nam đƣợc ngƣời Thái liên tƣởng đến sự sinh sôi, nảy nở. Đồng bào quan niệm chỗ xẻ tà áo giống nhƣ chỗ chia đôi trên thân cây, từ “mák” ở đây biểu thị cho sự nảy mầm, phát triển vƣơn lên.

Áo của nam giới Thái do các bà, mẹ, vợ cắt cho. Áo đƣợc may bằng vải chàm đen, chàm xanh dài 75cm, rộng 48cm. Cổ áo (co xửa) là loại cổ tròn đứng cao 3cm, rộng 16cm. Quanh cổ áo đƣợc lót một miếng vải tròn bên trong cho cổ áo phẳng bền. tay áo (khen xửa) dài 35cm, cửa tay rộng 14,5cm. Áo mở ngực, ở hai thân áo trƣớc (tang nả) có hai túi dƣới, áo có bốn khuy để cài hai vạt lại với nhau. Thân áo sao (tang lăng) đƣợc ghép bởi hai khổ vải, đƣờng ghép ở giữa sống lƣng. Áo xẻ tà cao 15,5cm, để khi mặc thoải mái và thoáng hơn. Nẹp áo và cổ áo khi khâu đƣợc sử dụng lối khâu đột cho cứng, còn các chỗ khác nhƣ ống tay, sƣờn, nách… đƣợc khâu theo lối vắt cho mềm.

62

Đó là sự xử lý khá tinh tế của ngƣời phụ nữ Thái trong việc tạo ra trang phục, đáp ứng nhu cầu mặc cho mình cũng nhƣ cho ngƣời thân trong gia đình.

Cách tạo dáng, tạo hình của trang phục nam Thái tuân theo nguyên tắc “thƣợng thu, hạ thách”. Khi mặc vào ngƣời, ngực nở căng, gấu xòe chuyển tiếp xuống quần. Áo không rộng mà vừa ngƣời, thuận tiện trong sinh hoạt và lao động. Áo mới thì họ mặc trong các dịp lễ tết, hội hè, áo cũ thì mặc trong lao động sản xuất.

63

Quần (xuổng)

Nét biểu hiện “giới tính” của trang phục nam giới Thái chính là quần.Quần là một kết cấu gồm 2 ống vải tách ra ở phần dƣới và chung nhau ở phần trên.Về hình dáng, nhìn chung quần của nam giới Thái không khác quần bà ba của ngƣời Kinh. Cái khác là ở chỗ cắt may nó. Nếu quần của ngƣời Kinh trƣớc đây thƣờng cắt đũng chéo (đũng chân què) thì ngƣời Thái lại xẻ đũng giữa. Quần nam giới Thái cũng do ngƣời phụ nữ trong gia đình cắt may [7; tr.107].

Quần đƣợc may bằng vải chàm đen, may kiểu bổ đũng, dài 94cm, rộng 48cm. Cạp quần (hô xuổng) liền với quần, rộng 2,5cm để luồn dải rút. Dải rút đƣợc tết bằng sợi bông, Thân quần do bốn khổ vải tạo thành. Quần đƣợc may vừa với ngƣời mặc. Muốn cắt quần, ngƣời phụ nữ Thái xếp các miếng vải trồng lên nhau rồi cắt lƣợn ống, đũng, cạp quần. Sau đó tiến hành khâu nối ống, đũng (khâu vắt), cạp (khâu đột) lại với nhau. Về lý thuyết thì cắt may quần nam giới Thái là nhƣ vậy, nhƣng qua bàn tay, khối óc của ngƣời phụ nữ, mỗi chiếc quần lại có dáng vẻ riêng của nó. Cái đẹp, cái xấu, cái ngắn hay dài, rộng, hẹp, vừa vặn… là thƣớc đo sự khéo léo của ngƣời phụ nữ trong gia đình.

Trong các ngày lễ hay ngày hội quan trọng của cộng đồng thì nam giới Thái thƣờng mặc quần mới. Đặc biệt trong lễ cƣới nam giới Thái thƣờng mặc quần do ngƣời vợ mới cƣới cắt may cho.

Nam giới Thái rất ít có trang sức, nếu có chỉ là đeo nhẫn, vòng tay. Đây cũng chính là đặc điểm “giới tính” của trang phục Thái trong văn hóa trang phục.

64

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 64)