Trang phục lễ hội

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 71)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Trang phục lễ hội

Trang phục lễ hội của phụ nữ Thái Đen

Trong các dịp cƣới xin, lễ tết, hội hè Phụ nữ Thái Đen mặc xửa cỏm mới tinh, đen nhánh, thắt lƣng xanh, váy mới mặc lần đầu.

Đặc biệt trong ngày cƣới, cô dâu bắt đầu búi tóc (tằng cẩu), đây là dấu hiệu báo cho mọi ngƣời biết cô gái đã có chồng (xem thêm ở mục nghi lễ và phong tục). Trong ngày cƣới, các cô gái không đội khăn piêu lên đầu mà quàng trên vai, phong tục này đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong bƣớc ngoặt cuộc đời của ngƣời con gái Thái.

Ngoài bộ trang phục trên, cô dâu còn khoác ngoài một chiếc áo xửa chai. Áo xửa chai của phụ nữ Thái Đen Mƣờng Lò đƣợc may bằng vải chàm đen,

67

kiểu năm thân. Áo dài 107cm, rộng 45 – 50cm, cổ áo (cò xửa) là loại cổ tròn ôm sát cổ, nẹp cổ cao 2,5cm, thân áo bên phải đơm năm cúc đồng (cổ và ngực hai chiếc, nách ba chiếc), cúc cài bên nách trái. Tà áo đƣợc xẻ rất cao, khi bƣớc đi tà áo tung bay theo từng bƣớc đi tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cho ngƣời mặc. Tay áo (khen xửa) liền với thân và đƣợc nối giữa cánh tay. Tay áo đƣợc may thuôn dần về phía cửa tay, cửa tay áo rộng 9cm.

Dọc hai bên sƣờn cả thân trƣớc và thân sau đƣợc táp thêm bốn vải tơ tằm rộng 3cm chạy dọc theo thân áo. Trên bốn dải vải có dệt hoa văn hình tam giác, chữ nhật, kẻ dọc bằng chỉ các màu. Bốn dải vải tạo cho chiếc áo lễ hội của ngƣời Thái thêm đẹp và trang trọng. Theo quan niệm của ngƣời Thái, những dọc vải đó còn có ý nghĩa ngƣời con gái đó có đạo đức, có nhà cửa [8; tr.108].

Việc may chiếc áo dài xửa chai dùng trong ngày cƣới rất đƣợc coi trọng. Đồng bào phải nhờ những ngƣời biết xem ngày, giờ tốt để cắt áo. Khi chọn đƣợc ngày tốt – ngày sẽ đem lại hạnh phúc, sự giàu có – ngƣời mẹ mới cho con gái đƣợc cắt may áo.

Xửa chai sau này còn đƣợc dùng để báo hiếu cha mẹ chồng trong ngày tang ma (nếu là con dâu cả).

Trang phục lễ hội của nam giới

Trong những ngày lễ tết, hội hè nam giới Thái Đen thƣờng quấn khăn kiểu khăn xếp nhƣ ngƣời Kinh, mặc áo dài cho trang trọng.

Khăn dùng trong lễ hội gọi là khằn pau làm bằng vải chàm đen, dài 167cm, rộng 33,5cm. Khi dùng đƣợc gấp đôi theo chiều dọc và quấn theo kiểu khăn xếp của ngƣời Kinh, tức là quấn nhiều vòng tạo thành các nếp xếp lên nhau một cách cẩn thận và trang trọng.

68

Áo dài (xửa bạt) đây là loại áo truyền thống đƣợc dùng vào những dịp cƣới xin, lễ hội. Áo bằng vải chàm đen, may kiểu năm thân, cài cúc bên nách phải, áo dài 80cm, rộng 52cm. Cổ áo (co xửa) là loại cổ tròn cao 5cm, rộng 17cm để áo phẳng và đẹp. Tay áo (khen xửa) dài 36cm, đƣợc may thuôn dần về phía cửa tay, cửa tay rộng 10cm, phía trong có lót một miếng vải rộng 5,5cm tạo cho ống tay phẳng và bền hơn. Thân áo trƣớc (tang nả xửa) đƣợc ghép bởi hai khổ vải, đƣờng ghép chạy từ giữa chân cổ áo đến gấu áo. Áo có năm chiếc cúc đồng, khuy cài bằng nút vải. Trên thân áo phụ có một chiếc túi nhỏ để đựng tiền. Áo xẻ tà cao 27cm, để khi mặc thoải mái và thoáng hơn.

Quần (xuổng) may bằng vải chàm đen, kiểu cắt may hoàn toàn giống quần mặc thƣờng ngày, điều khác cơ bản là quần mới và màu sắc đẹp.

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 71)