Y phục và trang sức phụ nữ

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 47)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1.1.Y phục và trang sức phụ nữ

* Về y phục

Mặc dù cùng một chất liệu vải nhƣng trang phục của nam và nữ ngƣời Thái Mƣờng Lò nói riêng và ngƣời Thái nói chung không giống nhau. Sự khác biệt đó không phải ở chỗ “chức năng vật chất” của nó là bảo vệ cơ thể con ngƣời mà trang phục còn phản ánh nếp sống văn hóa tâm linh, quan niệm, tính cách, tâm lý… của ngƣời Thái trong suốt cuộc đời.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Thái Mƣờng Lò là một phức hợp gồm nhiều bộ phận với những chức năng cụ thể khác nhau, bao gồm: khăn đội đầu (piêu), trâm cài tóc, hoa tai, áo, váy, dây lƣng, xà tích...

43

Khăn (piêu)

Những chiếc khăn từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc của con ngƣời. Hơn thế nữa, lâu nay nó đã trở thành vật gửi gắm tâm tƣ tình cảm,là vật mang đậm dấu ấn văn hóa bản sắc tộc ngƣời. Nói đến trang phục của đồng bào Thái Đen vùng Tây Bắc, trong đó có ngƣời Thái Đen Mƣờng Lò, ngƣời ta không thể không nhắc đến chiếc khăn piêu, chiếc khăn làm nên bản sắc văn hóa của cả một tộc ngƣời, từ lâu đã đi vào thơ ca của dân tộc Thái:

“Em se sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo

Em dệt tơ thành đóa hoa vàng

Người các bản, các phường muốn khóc

Đều ước ao được em thêu khăn” (Dân ca Thái).

Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại đƣợc thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng, từng địa phƣơng mà Piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh, giúp con ngƣời thuận tiện trong lao động sản xuất hoặc trong sinh hoạt hằng ngày. Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi, dịp tết hay dự lễ hội... đặc biệt khăn piêu còn đƣợc dùng trong các điệu múa xòe [26; tr.154].

Thiên nhiên Tây Bắc đã đƣợc cách điệu hóa một cách tinh tế qua chiếc khăn piêu. Nếu những mầu nóng lạnh ngoài tạo cảm xúc thẩm mỹ, còn mang ý nghĩa tƣợng trƣng cho âm dƣơng, thì mỗi bông hoa trên piêu đều có hoa đực và hoa cái sóng đôi nhƣ một ngôn ngữ không lời về sự trƣờng tồn bất diệt của

44

tình yêu. Nổi bật trên khăn piêu còn những “cút piêu”“sài peng”, cút piêu

là những nút bằng vải mầu và sài peng là những tua vải mầu, mà khăn piêu cùng mỗi biểu tƣợng đều chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Truyện cổ dân tộc Thái kể rằng:Ngày xƣa, có một mƣờng toàn con gái đƣợc gọi là Mƣờng Mẹ, đàn ông ở bất kỳ nơi nào dù vô tình hay cố ý lạc vào đều bị xua đuổi, thậm chí bị sát hại. Một hôm có một chàng trai “lạc” vào Mƣờng Mẹ và đƣợc một cô gái xinh đẹp yêu thƣơng và che chở. Hai ngƣời quyết tâm vƣợt qua mọi quy định ngặt nghèo từ bao đời cùng nhau chung bếp lửa. Đôi ngƣời yêu nhau bàn bạc rồi chàng trai về thƣa với Mƣờng Bố. Mƣờng Bố cho đây là duyên trời bèn cùng nhau sang thƣa chuyện cùng Mƣờng Mẹ. Mƣờng Mẹ quyết giữ luật tục từ ngàn xƣa để lại. Mƣờng Bố đành dùng sức mạnh. Mƣờng Mẹ đuối lý phải chấp nhận bỏ lệ cấm đàn ông và cho phép đôi trẻ xây dựng gia đình. Mƣờng Mẹ cho các thiếu nữ xinh đẹp thêu chiếc khăn piêu rồi in dấu vân tay làm chứng – “cút piêu” và làm các tua vải mầu – “sài peng”, tƣợng trƣng cho sự gắn kết thủy chung”.Từ đó chiếc khăn piêu là tín vật không thể thiếu của mỗi cô gái Thái. Khăn piêu không chỉ là vật trang sức, không chỉ là sứ giả của tình yêu, mà còn gửi gắm bao điều về ƣớc mơ, khát vọng một tình yêu tự do, trắng trong chung thủy.

Đồng bào Thái làm piêu bằng vải chàm đen, dài từ 180cm đến 200cm, rộng 40cm. Hai đầu khăn piêu đƣợc thêu cầu kỳ, màu sắc rực rỡ. Phần thêu hoa văn có kích thƣớc một chiều là 40cm và một chiều là 45cm. Họa tiết trang trí chủ yếu là hình cây thông, khau cút, quả trám, con nhện đất (to cu), con cua (bô pu) bằng chỉ đỏ, xanh, tím, trắng… Mỗi chiếc khăn có đƣờng nét họa tiết hoa văn khác nhau.

Trƣớc đây, để thêu đƣợc một chiếc khăn piêu, các cô gái Thái thƣờng rất vất vả và phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên phải chọn vải. Vải làm khăn

45

piêu là vải trắngtự dệt với sợi nhỏ, mịn. Chỉ dùng để thêu khăn cũng phải đạt tiêu chuẩn nhƣ bằng tơ tằm, sợi đều và to hơn sợi chỉ khâu một chút.

Theo các cụ già cho biết, trƣớc kia khăn piêu thêu rất đơn giản nó chỉ là những cặp lẵng piêu tạo thành các hình vuông, hình chữ nhật rỗng. Dần dần việc thêu hoa văn trên khăn piêu đƣợc cải tiến ngày càng cầu kỳ, phong phú và đa dạng hơn. Các cụ già thƣờng dùng khăn piêu xiếulà loại khăn không trang trí các tai piêu ở hai đầu khăn, chỉ có các núm bông nhỏ và ít trang trí hoa văn. Các thiếu nữ thì sử dụng loại piêu cút là loại khăn đƣợc trang trí các chùm tai piêu nhìn giống nhƣ những chồi lá non nhú ra ở hai đầu khăn.

Piêu Thái không phải trang trí ở toàn bộ diện tích của nó mà đƣợc tập trung đồ án trang trí ở hai đầu. Trƣớc khi thêu các đồ án trang trí ở hai đầu khăn, phụ nữ Thái ghép mảnh vải đỏ làm viền gọi là cóp piêu. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa nhƣ là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đƣờng viền vải đỏ bọc bốn góc vuông và hai đầu khăn rộng trên dƣới 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo léo để hạn chế tới mức tối đa đƣờng chỉ lộ ra ngoài để cho đƣờng viền màu đỏ và nền chàm của khăn liền làm một. Khi đến các góc vuông, đầu khăn thì chừa một phần dải vải cóp piêu để tết hu piêu – hay còn gọi là tai piêu.

Hu piêu (tai piêu) trông giống nhƣ bông hoa ba cánh tròn, xòe ra từ các đỉnh góc vuông đầu khăn. Có thể tết thêm vào hu piêu những túm chỉ màu khác nhau cho thêm rực rỡ. Những chiếc hu piêu góp phần làm cho chiếc khăn thêm mềm mại, duyên dáng, mang đậm vẻ nữ tính.

Trƣớc khi thêu, đồng bào Thái làm những chiếc cút để đính vào Piêu, có thể làm nhiều cút Piêu một lúc rồi dùng dần. Cút Piêu đƣợc làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1 cm, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Cuộn vải

46

tròn đƣợc khâu vắt thành một hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình trôn ốc, sau đó đƣợc quấn thêm các loại chỉ màu thành các múi trong hình tròn. “Công việc này đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ những người thành thạo mới biết làm. Các cút sau khi làm xong được ghép lại rất khéo léo vào đầu Piêu. Nhìn vào các cút được đính vào khăn piêu, ta rất khó nhận ra mạch chỉ khâu ghép những đường trang trí với nhau” [18; tr.136]. Các loại chỉ màu đƣợc sử dụng nhƣ vậy vừa mang chức năng kỹ thuật, vừa mang giá trị thẩm mỹ.Các loại đƣờng thêu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo, có nhiều kiểu: móc xích, chân rết, xƣơng cá...

Các cút Piêu trƣớc hết đƣợc đặt trên ba đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn chính bốn góc của khăn, chị em dùng dây làm cút còn dƣ tết thành hình bông hoa cách điệu. Cút Piêu thƣờng đƣợc sắp xếp thành từng chùm lẻ (3, 5, 7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở hai đầu khăn, bởi vậy cút ở trên Piêu bao giờ cũng là cút chùm. Cũng nhƣ nhiều vật dụng khác (cúc áo, chắn song cửa sổ, bậc thang nhà sàn...), cút Piêu đƣợc thiết kế theo quan niệm số lẻ. Bình thƣờng phụ nữ Thái thƣờng đội Piêu có cút chùm ba, nhƣng khi tặng Piêu cho ngƣời bậc trên, ngƣời mình quý trọng, kính yêu thì tặng loại Piêu có số cút nhiều hơn: “Piêu ba cút dành bác, bá/ Piêu năm cút dành tặng thím chồng”.

Ngƣời Thái Đen cho rằng cút piêu là một vật “tượng trưng cho các tinh tú trên trời tỏa sáng muôn màu xuống thế gian”, còn tai piêu“hình ảnh về sự vẹn toàn, bền lâu của cuộc sống, là ước mong ngàn đời của con người về sự trường thọ của cuộc sống” [18; tr.137].

Sau khi bọc viền và ghép cút Piêu xong, phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu Piêu. Khi thêu những đồ án hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theo mẫu, song không rập khuôn một cách máy móc. Trong quá trình thêu, họ có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan của mình. Nét đặc biệt là phụ nữ Thái

47

không thêu Piêu ở mặt phải (nhƣ lối thêu thông thƣờng) mà lại thêu từ mặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc phức tạp lại hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tƣởng tƣợng của kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Piêu đƣợc tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhƣng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn Piêu không đơn giản, điểm xuyết mà là một hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi ngƣời phụ nữ Thái phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải, trái của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hoàn thành một chiếc khăn Piêu các cô gái Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đƣờng nét thích hợp nhất. Khăn Piêu không chỉ có ấn tƣợng về màu sắc sặc sỡ với những đƣờng nét tinh xảo, tôn vinh vẻ đẹp trên khuôn mặt của ngƣời phụ nữ mà còn là một tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của ngƣời con gái đó. Con gái Thái từ 6,7 tuổi phải làm quen với bông, sợi, dệt vải; mƣời hai, mƣời ba tuổi bắt đầu làm quen với công việc thêu thùa. Thành viên nữ của cộng đồng Thái phải biết nhìn vào mẫu Piêu, biết nhận ra bố cục của đồ án hoa văn... Học thêu Piêu với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình để chuẩn bị bƣớc vào đời. Lúc đầu các cô gái chỉ thêu đƣợc những đƣờng thẳng hoặc những mô-típ hoa văn đơn giản, dần dần tiến tới biết xử lý đồ án, bố cục, biết xử lý màu sắc ở nhiều mô- típ hoa văn trong những bố cục phức tạp. Việc học dệt vải và học thêu khăn Piêu là bài học phổ thông, tất yếu của mọi thành viên nữ trong nếp sống của cộng đồng dân tộc Thái, bởi vậy Piêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá một phụ nữ. Qua chiếc Piêu có thể biết đƣợc chủ nhân của nó là ngƣời tài hoa, siêng năng, chịu khó hay là ngƣời lời nhác, vụng dại: “Khoẳm mứ pin

48

lái/ Hai mứ pin búk” ( Úp bàn tay thành hình muôn sắc/ Ngửa bàn tay thành hoa muôn màu).

Khăn piêu không chỉ là một phần trong bộ trang phục mà còn gắn với đời sống ngƣời Thái nói chung, ngƣời con gái Thái nói riêng trong nhiều khía cạnh. Khi đội khăn Piêu thể hiện cho thần linh che chở trên đầu ngƣời ta. Khăn Piêu thể hiện cho sản phẩm của vật chất và tinh thần trong cộng đồng ngƣời Thái. Nó là vật biếu tặng linh thiêng để bảo vệ che chở cho linh hồn của cô gái đấy. Họ cho rằng trên đầu của con ngƣời có vị thần cai quản tất cả những bộ phận của con ngƣời. Thành ra khăn Piêu là nơi bảo vệ cho Hua khoăn. Hua là đầu, khoăn là linh hồn. Khăn piêu là vật trang sức tô điểm thêm vẻ mặn mà, xuân sắc cho ngƣời con gái Thái. Khi đội khăn, một đầu khăn buông xuống sau lƣng, một đầu khăn hất lên trên đỉnh đầu, hai chùm cút pụa buông xuống hai bên má tô thêm vẻ đẹp trên khuôn mặt xinh xắn của các cô gái Thái. Trong đời sống tinh thần và sinh hoạt của ngƣời Thái, khăn piêu còn mang nhiều ý nghĩa, giá trị khác nhau, đƣợc coi nhƣ một món quà, một tín vật hay là nơi gửi gắm tâm tƣ, tình cảm... Khăn piêu có thể dùng để làm quà tặng bố, mẹ họ hàng nhà chồng khi cô gái chuẩn bị về làm dâu [26; tr.217 – 218].

Khăn piêu có thể dùng làm vật kỷ niệm kết nối tình duyên giữa các đôi trai, gái hay để tặng ngƣời tình, gửi gắm tình cảm của mình vào chiếc khăn cho ngƣời mình yêu. Đó là những dịp lễ hội, khi cô gái tung còn, chàng trai nào bắt đƣợc phải đền cho cô một hoặc hai đôi vòng bạc. Còn khi chàng trai ném và cô gái không bắt đƣợc phải đem khăn piêu ra tặng. Chiếc khăn khi ấy trở thành cái cớ để họ yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn của mình.Khăn piêu còn đƣợc sử dụng trong các ngày hội, múa đêm trăng với những điệu múa “Xoè khăn”, hát giao duyên nhƣ Hạn khuống,…

49

Trong đời sống tâm linh, khăn piêu đƣợc dùng để đặt lễ nhƣ Lễ tạ ơn, Lễ cúng ma nhà họ ngoại, sử dụng trong lễ cúng hồn, lễ Xên phắn bẻ (chém cổ dê), lễ “Xên bản, xên mƣờng” (cúng bản, cúng mƣờng)...Kể cả khi trong nhà có tang khăn piêu cũng đƣợc dùng làm lễ vật mang theo ngƣời mất và con cháu cũng phải đội khăn piêu trong đám ma. Chiếc khăn piêu khi ấy nhƣ vật chỉ đƣờng cho linh hồn ngƣời đã mất tìm đƣợc lối về mƣờng trời, là thế giới bên kia.

Chiếc khăn piêu của dân tộc Thái ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, giá trị tinh thần đối với xã hội nói chung, với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Thái nói riêng... Về giá trị văn hoá, khăn piêu chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, có tính giáo dục con ngƣời cao. Trong đời sống tâm linh, khăn piêu còn gắn liền với tín ngƣỡng của đồng bào Thái, là vật không thể thiếu trong các nghi thức đặt mâm lễ. Về lĩnh vực kinh tế, từ chiếc khăn piêu có thể mở các làng nghề thủ công, tạo điều kiện cho hàng trăm lao động có công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân trong cuộc sống, đóng góp thiết thực cho nền kinh tế xã hội. Do đó, khăn piêu cần phải đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị.

Áo (xửa)

Trong bộ y phục của phụ nữ Thái nổi tiếng và mang đậm màu sắc dân tộc nhất chính là chiếc áo cóm (xửa cỏm), đây là loại áo ngắn, bó sát ngƣời, mặc thƣờng ngày. Trƣớc đây áo chủ yếu đƣợc làm bằng vải thô nhuộm đen,ngày nay về màu sắc có thể thấy rất nhiều màu khác nhau: trắng, vàng, đỏ, tím… [26; tr.164]. Áo đƣợc may kiểu tứ thân dài 43cm, rộng 33,5cm, tay dài 47cm, áo xẻ ngực; cổ tròn có nẹp cao từ 2,5 – 3cm, khi mặc áo cổ áo ôm sát. Loại áo này may vừa khít với thân rất ngắn, gấu áo vừa chấm cạp váy, làm tôn thêm những nét đẹp của ngƣời phụ nữ Thái. Phần nách áo sẽ đƣợc cắt

50

nối thêm một miếng vải nhỏ, gọi là “tó son”. Nhờ có phần “tó son” mà sẽ tạo đƣợc độ ôm cho phần ngực và phần eo, mở hết đƣờng cong của ngƣời phụ nữ. Bởi thế, áo của ngƣời phụ nữ rất khó cắt may sao cho áo vừa bó sát ngƣời, vừa làm cho ngƣời mặc cử động cảm thấy thoải mái là cả một kỹ thuật rất tinh tế và sự khéo léo của những bàn tay ngƣời phụ nữ.

Nẹp áo đƣợc đính hai hàng cúc bạc (nay thay bằng nhôm) đƣợc trang trí rất đẹp. Cúc bạc đƣợc gọi là mák pém, nghĩa của từ mák là quả, mọi sự nảy sinh đều bắt đầu từ quả. Ngƣời phụ nữ Thái là ngƣời đảm nhận thiên chức làm mẹ, mák là vật biểu tƣợng cho thiên chức đó, vật đó đƣợc đạt nơi chiếc

Một phần của tài liệu Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái (Trang 47)