Bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch triết từ hạt đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczeck) (Trang 28)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.4. Bệnh đái tháo đường

1.4.1. Giới thiệu chung

Danh từ bệnh ĐTĐ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Diabetes: nước chảy trong ống syphon) và tiếng La Tinh (mellitus: ngọt) do vậy mà từ điển Y dược Việt Nam đã dịch Diabetes mellitus là đái tháo đường (ĐTĐ). Từ này đã đi vào lịch sử mặc dù đã có nhiều hiểu biết tiến bộ về bệnh, nhưng người ta vẫn quen gọi tên cũ “bệnh đái tháo đường”.

Theo tổ chức Y tế Thế giới, “ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển

hóa carbohydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin [2].

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về đái tháo

đường: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là

tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [4].

Trong những năm gần đây, ĐTĐ đang ngày càng trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng.

Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào những tiêu chí trong bảng 1.2 [1].

Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO Nồng độ đường huyết

lúc đói

Nồng độ đường huyết 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết

Kết luận

CM < 5,6 mmol/l CM < 7,8 mmol/l Bình thường

5,6mmol/l ≤ CM < 7mmol/l 7,8mmol/l ≤CM < 11,1mmol/l Rối loạn dung

nạp đường

CM > 7mmol/l CM > 11,1mmol/l Đái tháo đường

Chú thích .CM: Nồng độ đường huyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch triết từ hạt đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczeck) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)