Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch triết từ hạt đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczeck) (Trang 26)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.3.4. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam

Béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và mọi quốc gia, tạo nên gánh nặng to lớn đối với sự tiến bộ của toàn nhân loại với gần 30% số dân toàn cầu bị thừa cân, béo phì. Đây là kết quả báo cáo của Viện Thống kê và Đánh giá Sức khỏe thuộc Đại học Washington ở Seattle công bố ngày 28/5/2014. Dựa trên số liệu thống kê của 188 nước từ năm 1980 đến 2013, nghiên cứu "Gánh nặng bệnh tật toàn cầu" cho biết số người béo phì đã tăng từ 857 triệu người lên 2,1 tỷ người trong vòng 33 năm. Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Mexico, Ai Cập, Đức, Pakistan và Indonesia, theo thứ tự, là những "thánh địa" của người thừa cân, khi chiếm tới một nửa số lượng người béo phì toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo tiêu chuẩn cho người châu Á, số người thừa cân béo phì cũng tăng theo thời gian. Năm 1991 theo điều tra của Lê Huy Liệu và cộng sự thì tỉ lệ thừa cân mắc bệnh béo phì nói chung tại Hà Nội là 1,1%. Đến năm 2000 con số này đã là 2,62% tăng gần 2,5 lần trong vòng 10 năm [3].

Năm 2007, Viện dinh dưỡng Quốc gia điều tra trên đối tượng người trưởng thành 25 - 64 tuổi cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì là 16,8% và còn có xu hướng tăng lên. Theo Viện trưởng TS. Nguyễn Công Khẩn thì tỉ lệ này ở thành thị lớn hơn nông thôn, ở nữ giới cao hơn nam giới. Trẻ em Việt Nam cũng có 16,3% mắc thừa cân béo phì [16]. Hà Nội có 4,9% trẻ 4 - 6 tuổi mắc bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh 6% trẻ dưới 5 tuổi và 22,7% học sinh tiểu học cũng rơi vào tình trạng này [1].

Với những hiểu biết hiện nay, thừa cân, béo phì được coi là những đối tượng “ngiễm nhiên” tiến tới ĐTĐ type 2, đặc biệt với những người có chỉ số BMI cao lại có vòng eo lớn – béo trung tâm [2]. Trước tình hình đó Bộ y tế đã kí quyết định thành lập “Trung tâm phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì” trực thuộc Viện dinh dưỡng, chính thức tuyên chiến với bệnh béo phì.

1.3.5. Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi lipid và glucid

Huyết thanh người bình thường có 5 - 7g/l lipid toàn phần bao gồm acid béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần với hai dạng cholesterol tự do và cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nước nên lipid được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipid khác được lưu hành trong máu dưới dạng phức hợp lipoprotein như: các hạt chymomicron, VLDL, HDL, IDL, LDL. Các lipoprotein này có kích thước, thành phần, tỉ trọng và chức năng khác nhau trong quá trình chuyển hóa lipid [7], [20].

Để đánh giá lượng mỡ trong máu người ta làm xét nghiệm với các chỉ số:

- Cholesterol toàn phần (2.9 – 5.2 mmol/l)

- Triglycerid (0.8 – 2.3 mmol/l)

- HDL – c (0.90 – 1.50 mmol/l)

Tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột qụy, tăng các biến chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất là dẫn đến tử vong hoặc tàn phế gọi là rối loạn chuyển hóa [2]. Ngày nay người ta đã xem là có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỉ lệ thành phần của lipid máu có sự thay đổi. Khái niệm này chỉ rõ rối loạn lipid máu có thể xảy ra từ rất sớm, ngay cả khi chưa có tăng các giá trị tuyệt đối nồng độ của các thành phần trong máu [2]. Rối loạn này có thể tiên phát do di truyền hoặc thứ phát sau các bệnh khác như: béo phì, ĐTĐ, nghiện rượu, suy giáp trạng. Fredrickson căn cứ vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm với các thành phần huyết thanh đã phân loại chứng tăng lipid máu thành 5 type dựa trên những thay đổi thành phần lipoprotein. Cách phân loại này đã được WHO chính thức sử dụng vào năm 1970 [15]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch (liên quan chủ yếu đến các lipoprotein) hoặc hiện tượng “nhiễm độc mỡ tế bào” [14], [15].

1.4. Bệnh đái tháo đường

1.4.1. Giới thiệu chung

Danh từ bệnh ĐTĐ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Diabetes: nước chảy trong ống syphon) và tiếng La Tinh (mellitus: ngọt) do vậy mà từ điển Y dược Việt Nam đã dịch Diabetes mellitus là đái tháo đường (ĐTĐ). Từ này đã đi vào lịch sử mặc dù đã có nhiều hiểu biết tiến bộ về bệnh, nhưng người ta vẫn quen gọi tên cũ “bệnh đái tháo đường”.

Theo tổ chức Y tế Thế giới, “ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển

hóa carbohydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin [2].

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về đái tháo

đường: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là

tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [4].

Trong những năm gần đây, ĐTĐ đang ngày càng trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng.

Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào những tiêu chí trong bảng 1.2 [1].

Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO Nồng độ đường huyết

lúc đói

Nồng độ đường huyết 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết

Kết luận

CM < 5,6 mmol/l CM < 7,8 mmol/l Bình thường

5,6mmol/l ≤ CM < 7mmol/l 7,8mmol/l ≤CM < 11,1mmol/l Rối loạn dung

nạp đường

CM > 7mmol/l CM > 11,1mmol/l Đái tháo đường

Chú thích .CM: Nồng độ đường huyết

1.4.2. Phân loại và cơ chế sinh bệnh ĐTĐ

Ủy ban chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ của WHO năm 1997 đã đưa ra đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học những năm gần đây. Theo đó, bệnh ĐTĐ được phân loại như sau [2]:

1.4.2.1. ĐTĐ type1

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm ceton [16].

Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

* Cơ chế sinh bệnh ĐTĐ type 1

Nguyên nhân chính của ĐTĐ type 1 là do tế bào β của đảo tụy Langerhan bị phá hủy dẫn đến mất khả năng sản xuất insulin, một hormon điều hòa nồng độ glucose máu. Quá trình hủy hoại các tế bào β này là do cơ chế sinh bệnh tự miễn dịch. Khoảng 18 vùng gen đặc biệt là các gen mã hóa

DQ2, DR3, DQ8, DR4 của phức hệ HLAII [21] có liên quan đến nguy cơ tiểu

đường type 1, mỗi vùng này có thể chứa vài gen được gắn nhãn IDDM1 đến IDDM18. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò khởi động quá trình bệnh lý [22], [26] như virus (Coxsackie B, Cytomegalovirus, Echo, Epstain...), thức ăn (sữa bò, cafein...), điều kiện sống (stress, thường xuyên tiếp xúc với tế bào β như vascor...) [26].

Khi tác nhân môi trường tác động, lúc này hệ thống miễn dịch được hoạt hóa, tấn công vào các tiểu đảo tụy [26]. Mặc dù diễn biến lâm sàng yên lặng, nhưng bên trong cơ thể, các tiểu đảo đã bị thâm nhiễm bởi bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và các tế bào lympho T độc hoạt hóa . Quá trình thâm nhiễm này gọi là viêm đảo tụy, diễn biến kéo dài và khi tế bào β tuyến tụy chưa bị phá hủy nhiều, lượng insulin máu vẫn đủ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể thì lâm sàng chưa biểu hiện gì, đây gọi là giai đoạn tiền ĐTĐ. Giai đoạn này có thể ngắn, có thể dài tùy từng cơ thể. Khi tế bào β bị phá hủy càng nhiều, lượng insulin sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể, glucose huyết tăng lên, và lúc này biểu hiện bệnh rõ ràng.

1.4.2.2. ĐTĐ type 2

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90 - 95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện

ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...[5].

Nguyên nhân gốc rễ của bệnh ĐTĐ type 2 đã được nghiên cứu do 4 đến 6 gen đã bị đột biến kết hợp với tác động của yếu tố môi trường.

* Cơ chế sinh bệnh ĐTĐ type 2

Mặc dù ĐTĐ type 2 thường gặp hơn (chiếm 89 – 90% số người bệnh) và có tính quy tụ gia đình 21. Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào β tuyến tụy và hiện tượng kháng insulin [18], [21]. Kháng insulin và khiếm khuyết chức năng bài tiết insulin là hai yếu tố tác động qua lại lẫn nhau. Khiếm khuyết chức năng bài tiết insulin có thể làm xuất hiện hiện tượng kháng insulin hoặc ngược lại. Giữa hai yếu tố này, yếu tố nào chiếm ưu thế và yếu tố nào xuất hiện trước cho đến nay vẫn chưa xác định được. Khi sự suy giảm bài tiết insulin thì nồng độ glucose máu sẽ cao, và khi nồng độ glucose máu tăng cao sẽ ức chế hoạt động của insulin. Còn khi hiện tượng kháng insulin xuất hiện trước sẽ làm tăng nồng độ glucose máu, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều insulin hơn để hạ thấp nồng độ glucose, quá trình này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến sự suy yếu của tế bào β tuyến tụy. Có 4 loại gen liên quan đến ĐTĐ type 2 là đột biến gen ty thể Calpain (NST2), gen PPARγ 2 và gen mã hóa thụ thể tiếp nhận insulin [21].

Sinh bệnh học của ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.

- Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăng glucose huyết sau bữa ăn.

- Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm và gây tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.

Béo phì là một trong những nguyên nhân đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển bệnh được đề cập nhiều nhất. Chính béo phì làm gia tăng tình trạng kháng insulin. Nhiều bằng chứng cho thấy các biện pháp giảm béo phì cũng làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin và kiểm soát nồng độ glucose huyết [20].

Ngoài hai loại trên còn có một số loại ĐTĐ đặc hiệu khác như: khiếm khuyết di truyền chức năng tế bào β, khiếm khuyết di truyền về tác dụng của insulin, bệnh lý tụy ngoại tiết, ĐTĐ trong thời kỳ thai nghén [19]...

1.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ

Theo những số liệu mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, có hơn 371 triệu người có bệnh tiểu đường vào năm 2012 và đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 552 triệu người. Hiện nay trên toàn thế giới đã có 4,8 triệu người chết do căn bệnh này, khiến cho tiểu đường trở thành một trong những nguyên nhân chính làm con người bị tổn hại và tử vong.

Theo cuộc điều tra được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012, tại 6 vùng sinh thái trong cả nước, gồm Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, kết quả cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta chiếm 5,7% dân số. Trong đó, Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất với 7,2% dân số và thấp nhất là khu vực tây Nguyên với 3,8% dân số. Tỷ lệ nữ giới mắc đái tháo đường nhiều hơn nam giới gần 5%. Người trên 45 tuổi, người có vòng eo lớn

và trong gia đình từng có người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn từ 2 đến 5 lần so với người bình thường.

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so với thế giới. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Vì thế bệnh ĐTĐ không chỉ là mối quan tâm của ngành y tế mà còn thu hút cả sự chú ý của toàn xã hội.

1.4.4. Điều trị ĐTĐ

 Chế độ không dùng thuốc: [4], [18], [26]

Chế độ ăn uống: Việc điều trị ĐTĐ bằng chế độ ăn cần tuân theo

nguyên tắc: tổng số calo đưa vào phải cung cấp một năng lượng tương xứng để duy trì cân nặng tối ưu cho bệnh nhân và giữ tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Vận động thể lực: vận động thể lực làm tăng nhạy cảm của Insulin do

tăng số lượng và chất lượng của receptor Insulin của tế bào. Thể dục làm giảm một số biến chứng của bệnh.

 Chế độ dùng thuốc: [18], [19],[ 23]

ĐTĐ là một bệnh nguy hiểm do có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng. Do đó, cần kết hợp hài hòa giữa chế độ dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và tránh biến chứng. Ở Việt Nam có hai hướng sử dụng thuốc là:

Sử dụng thuốc tân dược: Các thuốc này được xếp thành 2 nhóm:

- Insulin: Insulin ngoại sinh được sử dụng khi tụy không sản xuất

đủ Insulin để điều hòa chuyển hóa glucid.

Sulphonylurea, biguanide (metformin), các thuốc ức chế men α- glucosidase, meglitinide, thiazolidinedione hay Glitazon

Sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu:

Sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật trong phòng và chữa bệnh là thói quen, kinh nghiệm và truyền thống của người dân Việt Nam và một số nước trên thế giới. Có rất nhiều loài cây đã và đang được nghiên cứu để làm giảm

nhẹ triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh ĐTĐ: Cải xoong (Nasturium

officinale Brassicaceae); Bạch truật (Atractiloides macrocephala Asteraceae);

Cam thảo nam (Scoparia ducis Scrophulariaceae); Chuối hột (Musa

balbisiana Musaceae); Thổ phục linh (Smilax glabra Smilacaceae); Mướp

đắng (Mormordica charantia Cucurbitaceae); Kha tử (Terminalia

chebula)…Các nghiên cứu này đã cho thấy kết quả khá khả quan, có thể dần dần đưa vào sử dụng trên lâm sàng [16], [22].

1.5. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường

1.5.1. Mối quan hệ

Béo phì và ĐTĐ là hai bệnh không truyền nhiễm nhưng nguy hiểm nhất của thế kỉ 21. Hai căn bệnh này có mối liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện ở chỗ tỉ lệ người béo phì luôn tăng tương đương với số bệnh nhân bị ĐTĐ. Một cuộc khảo sát của Mỹ gần đây đã chỉ ra rằng có tới 58% số người bị ĐTĐ type 2 được quy cho là do béo phì. Béo phì liên quan tới ĐTĐ type 2 thông qua sự đề kháng insulin. Nồng độ acid béo tự do cứ tăng 100µM thì mức đề kháng insulin tăng khoảng 5-10% [2]. Thiếu insulin dẫn đến sự tăng trọng lượng cơ thể, tăng đường máu, cuối cùng dẫn đến bệnh ĐTĐ type 2.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa béo phì và ĐTĐ type

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch triết từ hạt đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczeck) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)