Tác dụng đến chuyển hóa lipid của các phân đoạn dịch chiết từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch triết từ hạt đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczeck) (Trang 69)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.5.3. Tác dụng đến chuyển hóa lipid của các phân đoạn dịch chiết từ

Để đánh giá ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết đến một số chỉ số lipid trong huyết thanh của chuột vào ngày cuối cùng của thời gian điều trị, sau khi cho nhịn đói qua đêm, chúng tôi chọn 2 lô chuột có chỉ số

đường huyết thấp, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số hoá sinh. Kết quả được trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.10 sau đây:

Bảng 3.12. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị bằng cao phân đoạn CHCl3 và cao phân đoạn EtOH

Chỉ số Hóa sinh Trước điều trị

Chuột ĐTĐ điều trị

CaoPĐ EtOH Cao PĐ CHCl3

Cholesterol tổng số (mmol/l) 5.63± 0.37 4.67* ± 0.44 4.81* ± 0.15 ↓ 17.05% ↓ 14.6% Triglyceride (mmol/l) 2.36 ± 0.29 2.04* ± 0.18 2.12* ± 0.26 ↓ 20.6% ↓ 17.5% HDL –c (mmol/l) 0.85± 0.23 1.13* ± 0.28 1.09*± 0.32 ↑ 32.9% ↑ 28.2% LDL –c (mmol/l) 3.58 ± 0.34 2.56* ± 0.19 2.73* ± 0.15 ↓ 28.5% ↓ 23.7% (*): p < 0.05

Hình 3.10. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị bằng cao phân đoạn CHCl3 và cao phân đoạn EtOH

Qua bảng 3.12 cho thấy ở chuột béo phì đã có những biểu hiện về rối loạn lipid máu với 2 chỉ số quan trọng là cholesterol và triglyceride. Tuy nhiên

sau 21 ngày điều trị bằng phân đoạn EtOH và phân đoạn cao CHCl3 thì chỉ số

cholesterol toàn phần giảm tương ứng 17.05% và 14.6%, chỉ số triglyceride giảm tương ứng 20.6% và 14.5%; chỉ số LDL-c giảm mạnh nhất: giảm 28.5% khi điều trị bằng phân đoạn EtOH và giảm 23.7% khi điều trị bằng phân đoạn cao CHCl3.

Kết quả trên bước đầu cho thấy dịch chiết các phân đoạn CHCl3 và

EtOH có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL -c. Mặt khác chỉ số HDL-c lại có xu hướng tăng mạnh: tăng 32.9% khi điều trị bằng phân đoạn EtOH và tăng 28.2% khi điều trị bằng phân đoạn cao

CHCl3; chỉ số HDL-c tăng mạnh là một dấu hiệu khả quan vì HDL-c được

mệnh danh là “lipoprotein tốt”, hoạt động chính của nó là vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật, điều này cũng một phần giải thích được vì sao lượng cholesterol toàn phần và triglyceride giảm.

Nhìn chung, khi nghiên cứu trên mô hình chuột ĐTĐ thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các phân đoạn dịch chiết hạt đậu xanh đều có tác động tích cực đến các chỉ số lipid trong huyết thanh chuột béo phì. Trên tổng thể tuy các phân đoạn dịch chiết nêu trên không có tác dụng nhanh và mạnh bằng metformin nhưng chúng đều có vai trò đáng kể trong cải thiện điều hòa các chỉ số hóa sinh trong máu chuột.

KẾT LUẬN

Từ kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

1. Thành phần các hợp chất tự nhiên trong hạt đậu xanh khá phong phú bao gồm flavonoid, tannin, alkaloid, glycoside và một số polyphenol khác.

2. Sau 3 tuần điều trị chuột béo phì thực nghiệm bằng các phân đoạn dịch chiết từ hạt đậu xanh vơi liều uống 2000mg dịch chiết/kg thể trọng, chúng tôi nhận thấy phân đoạn ethanol có tác dụng tốt nhất trong giảm trọng lượng chuột béo phì thực nghiệm tương ứng là 27.2%.

3. Phân đoạn ethanol và chloroform có khả năng giảm glucose huyết tương đối tốt ở chuột ĐTĐ type 2, tương ứng là: 39% và 34.6%. Các chỉ số hoá sinh lipid máu cũng thay đổi theo hướng tích cực khi điều trị bằng hai cao phân đoạn này.

- Giảm cholesterol tương ứng của hai cao là: 17.05% và 14.6%. - Giảm triglycerid tương ứng của hai cao là: 20.6% và 17.5% - Tăng HDL-c tương ứng của hai cao là: 32.9% và 28.2%. - Giảm LDL-c tương ứng của hai cao là: 28.5% và 23.7%.

KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thành phần, cấu tạo hoá học của các hợp chất tự nhiên trong hạt đậu xanh có tác dụng làm giảm trọng lượng và điều hòa một số chỉ số hoá sinh máu theo hướng có lợi ở chuột béo phì thực nghiệm và chuột ĐTĐ type 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1]. Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh đái tháo đường tăng - Glucose máu”, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội.

[2]. Tạ Văn Bình (2007), “Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường và

tăng glucose máu”, Nxb Y học, Hà Nội.

[3]. Tạ Văn Bình, Trần Đức Thọ, Thái Hồng Quang, Mai Thế Trạch (2007), “Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3”, Nxb Y học, Hà Nội.

[4]. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Bệnh đái đường", Bệnh

học Nội khoa sau đại học, tr. 214-229.

[5]. Võ Văn Chi (1999), “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Nxb Y học, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Huy Cường, (2010), “Bệnh đái tháo đường - những quan điểm

hiện đại”, Nxb Y học, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thị Hà (2000), “Chuyển hóa lipid- Hóa sinh”, Nxb Y học, Hà

Nội.

[8]. Phùng Thanh Hương, Hồ Mai Anh, Nguyễn Xuân Thắng (2002), “Tác

dụng hạn chế tăng glucose huyết của thân cây Mướp đắng (Momordica charantia L. Cucubiaceae) trên một số mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm”, Tạp chí dược học, Bộ Y tế, 1, tr. 22-25.

[9]. Nguyễn Đăng Khôi (1997), “Các cây đậu ăn hạt ở Việt Nam”, Tạp chí

Sinh học, số 2, tr. 5 – 6.

[10]. Đỗ Tất Lợi (1997), “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB KH

& KT Hà Nội

[12]. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Hoàng Quang, Nguyễn

Thị Thanh Ngân (2009), “Tác dụng chống béo phì và giảm khối lượng

cơ thể của các phân đoạn dịch chiết vỏ quả Quất cảnh (Fortunella japonica) trên chuột béo phì thực nghiệm”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 25, tr. 172-187.

[13]. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn

Thị Thanh Ngân (2006), “Nghiên cứu một số hợp chất tự nhiên của dịch

chiết (Averrhoa carambola) và tác động hạ đường huyết của chúng trên chuột (Rattus spp) gây tăng đường huyết”, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1(3), 39.

[14]. Trần Thị Chi Mai (2007), “Nghiên cứu tác dụng của polyphenol Chè xanh

(Camellia sinensis) lên các chỉ số lipid và trạng thái chống oxy hóa trong máu chuột cống trắng đái tháo đường thực nghiệm”, Luận án Y học.

[15]. Phan Sĩ Quốc (1990), “Rối loạn lipid máu ở người thừa cân, béo phì”,

Tạp chí y học thực hành, 446, tr. 31-40.

[16]. Đỗ Trung Quân, (2007), “Đái tháo đường và điều trị”, Nxb Y học,

Hà Nội.

[17]. Phạm văn Thiều (1997), “ Cây đậu xanh kỹ thuật trồng và chế biến sản

phẩm”, NXB Nông nghiệp.

TIẾNG ANH

[18]. Atkintin Mark A. (2000), “type 1 diabetes”. Atlats of diabetes, pp. 45-58.

[19]. Anderson M. (2006), “Flavonoids Chemistry, Biochemistry and

applications”, CRC Press, Taylor & Francis Group.

[20]. Barnett.H.H; and Kumar.S.(2009). Obesity and Diabetes. Second

edition. Wiley Blackwell. Printed in Great Britain.

[21]. Boolmgarden Z. T. (1997), “Type 2 diabetes: its prevalence, causes

[22]. Buchanan B.B., Wiethelm G., Russell L.J., (2000), Biochemistry & Molecular Biology of plants. American society of plant Physiology,

USA. Chapter .

[23]. Donald R., Linden K.G. (2003), Antioxidant activities of flavonoids, Oregon State University USA.

[24]. Harborne J.B. (1964), Biochemistry of phenolic compounds, Academic

press, London and New York.

[25]. Huang Y.W., Liu Yue, Dushenkov S.(2009), “Anti-obessity effects of

epigallocatechin-3-gallate, orange peel extract, black tea extract, caffein and their combinations in amouse model”, Department of Food Science,1(3), pp. 304-310.

[26]. Ji- Won Yoon ( 1996), “ Role of viruses in the pathogenesis of insulin dependent diabetes mellitus”. Diabetes Mellitus, lippincott- Raven, New York, pp. 339- 347.

[27]. Lorke D. A. (1983), “A new approach to practical acute toxicity

testing”, Arch Toxicol, Vol 54, pp 275-287.

[28]. Ono Y., Hattori E., Fukaya Y, Imai S. (2006) “Anti-obesity effect of Nelumbo nucifera leaves extract in mice and rats”, Journal of Ethnopharmacology, 206 (2), pp. 238 - 244.

[29]. Packer L. (2001), Flavonoids and other polyphenol, Methods in

Enzymology, Academic Press, Vol.335.

[30]. Reed S.J., Choi J.H., Park M.R. (2000), “A new rat model of type 2 diabetes: the fat-fed, strepzotocin- treated rat”, Metabolism, 49(11), pp. 1390-1394.

[31]. Singleton V. L., Lamuela-Raventos R.M., Orthofer R. (1999), “Analysis

means of Forlin-Ciocalteu Reagent”, Methods in Enzymemology, pp. 152-178.

[32]. Srinivasan K., Viswanad B., Asrat L., Kaul C. L., Ramarao P. (2005), “Combination of hight-fat-diet-fet and low-does STZ treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screening”, Department Pharmacological Reseach, 52, pp. 313-320.

[33]. Swain J. Goldstein J.L. (1963), Method in polyphenol chemistry,

Proceeding of the plant phenolic group symposium, Oxford, p.131.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch triết từ hạt đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczeck) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)