Khả năng ức chế enzyme trypsin

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi thành phần hóa học giống đậu nành mtđ 7604 (glycine max) theo thời gian nẩy mầm (Trang 44)

Bảng 4.2. Giá trị TI các mẫu đậu nành theo thời gian nẩy mầm

Mẫu Phần trăm ức chế (%) TI* (mg/g)

1,5 ngày 60,86 56,57

2 ngày 58,33 51,95

2,5 ngày 60,61 49,31

3 ngày 51,01 47,60

* Kết quả được tính trên % vật chất khô.

Do khi tiến hành khảo sát giá trị khả năng ức chế enzyme trypsin trên mẫu đậu nành cần phải điều chỉnh tỉ lệ pha loãng đạt vào khoảng 40-60% thì kết quả mới tuyến tính và kết quả TI thu được mới có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỉ lệ pha loãng sao cho phần trăm ức chế của mẫu đạt vào khoảng tuyến tính (40-60%) là việc rất khó, phụ thuộc vào nhiều yếu tố thí nghiệm.

Trong nghiên cứu này, mặc dù đã được lặp lại, nhưng kết quả chỉ có ý nghĩa ở các mẫu cho ở Bảng 4.2. Nếu chỉ xét ở 4 thời điểm nẩy mầm nhận thấy giá trị TI giảm dần theo thời gian nẩy mầm từ 1,5 ngày là 57 mg/g giảm dần xuống còn 47,60 mg/g ở thời điểm 3 ngày. Khi so sánh kết quả này với nghiên cứu của Ndonda Charles Kayenbe (2011) [6] trên mẫu đậu nành ở châu Phi có giá trị TI đối với mẫu đậu nành thô là 83,05 mg/g thì nhận thấy khả năng ức chế của trypsin giảm đều theo thời gian nẩy mầm mặc dù kết quả thí nghiệm còn những hạn chế.

Sự giảm TIA trong quá trình nẩy mầm có thể được giải thích do hoạt động của enzyme protease có trong nguyên liệu làm thủy phân các chất ức chế trypsin có bản chất là protein để tạo thành các acid amin thiết yếu có lợi cho sự phát triển cây con trong quá trình nẩy mầm [26]. Ngoài ra, sự thay nước trong quá trình nẩy mầm cũng ảnh hưởng đến giá trị TI, bằng việc thay nước có thể góp phần vào sự giảm TI theo thời gian nẩy mầm.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Chuyên ngành Hóa dược

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi thành phần hóa học giống đậu nành mtđ 7604 (glycine max) theo thời gian nẩy mầm (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)