Diễn biến mật số Bọ xít mù xanh vụ Đông-Xuân 2012-2013

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng sinh học trích từ cây cỏ cứt heo ageratum conyzoides l. và nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trong quản lý một số dịch hại trên lúa tại huyện cờ đỏ, tp. cần thơ (Trang 54)

Phun nấm xanh MA lần 1:

Mật số BXMX ở giai đoạn trước phun (lúa 25nss) dao động từ 23 con/m2 đến 29 con/m2, các nghiệm thức này có BXMX hiện diện đều trên ruộng và mật số không khác biệt với nhau giũa các nghiệm thức.

Tương tự, mật số BXMX ở các giai đoạn 5NSP, 10NSP và 15NSP có mật số không khác biệt so với nghiệm thức E (TQND).

Phun nấm xanh MA lần 2:

Mật số BXMX trước phun dao động từ 16,5 con/m2 đến 42 con/m2, trong đó nghiệm thức TQND có mật số BXMX thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Ở các nghiệm thức phun nấm xanh hai lần cho thấy mật số BXMX rất ổn định và không biến đổi lớn như ở nghiệm thức E (TQND).

Ở 5NSP nấm (lúa 30nss) diễn biến mật số BXMX của các nghiệm thức phun nấm xanh dao động từ 35 con/m2 đến 50 con/m2 và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với nghiệm thức E (TQND).

Tương tự, ở 10NSP và 15NSP cũng cho thấy mật số của các nghiệm thức phun nấm khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức E (TQND).

Tóm lại, các nghiệm thức phun hai lần nấm xanh có mật số BXMX ổn định hơn so với nghiệm thức xử lý theo TQND.

Bảng 3.14 Tỷ lệ rầy nâu mọc nấm xanh trở lại ở lần phun thứ hai của vụ Đông Xuân 2012- 2013 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV, tháng 12/2012

Ghi chú: “Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý

nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức 5%, ns: không khác biệt về mặt thống kê

Từ bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ rầy nâu có mọc nấm trở lại tăng dần theo thời gian ở các nghiệm thức phun nấm xanh.

Ở 6NSKP tỷ lệ (%) mọc nấm trở lại trên rầy nâu của các nghiệm thức dao động từ 4,5% đến 7,5%, tỷ lệ (%) nấm mọc trở lại trên rầy nâu của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa.

Nghiệm thức

Tỷ lệ (%) rầy nâu có mọc nấm xanh trở lại 6NSKP 8NSKP 10NSKP A (Phun 2L nấm MA) B (Phun 2L nấm MA) C (Phun 2L nấm MA) D (Phun 2L nấm MA) E (TQND) 9,8 42,3a 47,8ab 7,8 33,5ab 55,3a 5,5 16,5 b 27,8 b 8,3 26,3ab 37,5ab 0 0 0 Mức ý nghĩa ns * * CV (%) 37,09 40,84 31,15

42

Ở 8NSKP tỷ lệ (%) mọc nấm trở lại trên rầy nâu của các nghiệm thức tăng nhanh hơn so với 6NSKP dao động từ 23,8% đến 37%. Cụ thể ở nghiệm thức A tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng 3,9 lần so với ở 6NSKP. Ở nghiệm thức B tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng lên 5,4 lần so với ở thời điểm 6NSKP. Nghiệm thức C tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng lên gấp 5,2 lần so với trước đó và nghiệm thức D tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng lên 5,8 lần.

Ở thời điểm 10NSKP, tỷ lệ (%) mọc nấm trên rầy nâu tăng hơn so với thời điểm trước đó. Ngoài ra, khi quan sát thấy có xuất hiện tơ nấm mọc trên RN ở các nghiệm thức, tỷ lệ này dao động từ 32,8% đến 61,5% của tất cả các nghiệm thức.

Ở bảng 3.14 cũng ghi nhận vào thời điểm 6NSKP nấm xanh, nhận thấy tỷ lệ (%) mọc nấm trên rầy nâu dao động từ 5,5% đến 9,8%, các nghiệm thức phun nấm xanh hai lần đều cho tỷ lệ mọc nấm trên rầy nâu khác biệt không có ý nghĩa. Tương tự, 8NSKP nấm tỷ lệ (%) mọc nấm tăng lên nhanh và dao động từ 16,5% đến 42,3% của tất cả các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức A, B và D có Tỷ lệ (%) mọc nấm khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%. Ngoài ra, các nghiệm thức B, C và D cũng khác biệt không có ý nghĩa. Tóm lại, ở 8NSKP tỷ lệ mọc nấm trở lại của các nghiệm thức đều cho hiệu quả cao so với đối chứng. Ở 10NSKP nấm các nghiệm thức có tỷ lệ mọc nấm tăng chậm lại. Tỷ lệ mọc nấm trở lại của rầy nâu dao động từ 27,8% đến 55,3%, nghiệm thức B có tỷ lệ mọc nấm trên rầy nâu cao hơn tất cả các nghiệm thức khác và khác biệt hoàn toàn so với nghiệm thức C ở mức 5%.

43

Hình 3.5 Rầy nâu trên ruộng nông dân Hình 3.6 Rầy nâu nhiễm nấm xanh

Hình 3.7 Rầy nâu ủ trong đĩa bị nấm ký sinh Hình 3.8 Rầy nâu nhiễm nấm 10NSKP

44

Năng suất lý thuyết vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại xã Thới Xuân, H.

Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ

Dựa vào bảng 3.13 cho thấy năng suất lý thuyết của các nghiệm thức phun hai lần nấm xanh dao động từ 6 tấn/ha đến 8,9 tấn/ha. Trong đó, các nghiệm thức A, B, C phun hai lần nấm xanh có năng suất lý thuyết tương tự như nghiệm thức phun theo TQND ở mức ý ngĩa 5%. Ngoài ra, các nghiệm thức phun một và hai lần CKK cũng có năng suất tương đương với nghiệm thức không phun CKK ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức A (phun hai lần nấm xanh + 3 lần CKK) có năng suất khác biệt hoàn toàn so với D (phun hai lần nấm xanh + 0 lần CKK) ở mức ý nghĩa 5%.

Năng suất thực tế vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại xã Thới Xuân, H. Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ

Dựa vào bảng 3.13 cho thấy năng suất thực tế của các nghiệm thức phun nấm xanh dao động từ 5,2 tấn/ha đến 7 tấn/ha.

Trong đó, thấy nghiệm thức A (phun hai lần nấm xanh + 3 lần CKK) có năng suất không khác biệt so với nghiệm thức phun theo TQND, tương tự thì nghiệm thức A (phun hai lần nấm xanh + 3 lần CKK) có năng suất khác biệt hoàn toàn với nghiệm thức D (phun hai lần nấm xanh + 0 lần CKK) ở mức ý nghĩa 5%. Các nghiệm thức có xử lý CKK (A, B, C) cũng có năng suất khác biệt so với nghiệm thức không xử lý CKK (D) ở mức ý nghĩa 5%, hay so sánh cách khác là các nghiệm thức B và C có năng suất tương đương với nghiệm thức D.

Tóm lại, xét về chênh lệch năng suất thì ở vụ Đông Xuân năng suất của nghiệm thức E cao hơn nghiệm thức A 0,8 tấn/ha.

45

Hình 3.9 Thu hoạch lúa tính năng suất Hình 3.10 Đập lúa tính năng suất

46

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng sinh học trích từ cây cỏ cứt heo ageratum conyzoides l. và nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trong quản lý một số dịch hại trên lúa tại huyện cờ đỏ, tp. cần thơ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)