conyzoides) và nấm xanh (Metarhizium anisopliae) đối với bệnh đạo ôn, rầy
nâu qua các lần phun ở vụ Đông-Xuân 2012-2013, trong điều kiện ngoài
đồng.
2.3.1 Phương tiện
- Thời gian thực hiện: tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 03/2013
- Địa điểm: hộ ông Lê Văn Hùng, ấp Thới Bình 1, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
- Giống Jasmine85 xác nhận, mật độ 150kg/ha (sử dụng vụ Đông-Xuân). - Vật liệu:
+ Dây nylon, len, trang. + Máy đo ẩm độ, cân + Bình xịt đeo vai + Ống nghiệm, đĩa Petri - Công việc chuẩn bị:
+ Chuẩn bị lúa giống Jasmine85 sạ ở mật độ sạ: 150kg/ha, ngâm với chất kích kháng liều 200ml/100kg giống/100 lít nước trong 24 giờ sau đó đem ủ cho tới khi nứt nanh, đem sạ (Vụ Đông Xuân).
+ Đất trục trạc kỹ, đánh đường gò, rút cạn nước.
2.3.2 Phương pháp - Cách thực hiện:
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức như bảng 2.3 và 4 lần lặp lại, mỗi ô 30 m2. Mỗi lần lặp lại sử dụng 450gr giống cho một ô, ngâm với chất kích kháng trong 24 giờ. Ủ trong 48 giờ đem gieo ngoài đồng.
- Liều lượng và cách sử dụng nấm xanh, chất kích kháng ngoài đồng + Chất kích kháng: 30ml/16lít nước, 2 bình cho 1000 m2. + Nấm xanh: 7,5g/16lít nước, 2 bình cho 1000 m2.
21
Bảng 2.3 Số lần sử dụng nấm xanh và chất kích kháng trong điều kiện ngoài đồng Nghiệm thức Cách xử lý Thời gian xử lý (nss) A B C D E Xử lý giống, chất kích kháng 3 lần + 2 lần nấm MA Xử lý giống, chất kích kháng 2 lần + 2 lần nấm MA Xử lý giống, chất kích kháng 1 lần + 2 lần nấm MA Xử lý giống, không chất kích kháng + 2 lần nấm MA
Sử dụng thuốc hóa học theo nông dân CKK: 20, 45, 70 + MA: 25-30, 55-60 CKK: 20, 45 + MA: 25-30, 55-60 CKK: 20 + MA: 25-30, 55-60 MA: 25-30, 55-60
Theo tập quán canh tác của nông dân
*Ghi nhận chỉ tiêu đối với bệnh đạo ôn:
- Phương pháp ghi nhận: Mỗi ô điều tra 5 khung (40x50cm) cố định theo 2 đường chéo góc. Mỗi khung (40x50cm) quan sát tất cả các lá có trong khung điều tra, rồi sau đó tính tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh.
- Thời gian ghi nhận: trước và sau phun 3, 5, 7 ngày sau khi phun. Số chồi (số lá) bị bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) = --- x 100 Tổng số chồi (lá) điều tra
n1 + 3n3 + 5n5 + 7n7 + 9n9 Chỉ số bệnh (%) = --- 9N
Ghi chú: n1: Số lá (chồi) bị bệnh ở cấp 1 .... n9: Số lá (chồi) bị bệnh ở cấp 9 N: Tổng số lá (chồi) điều tra Bệnh trên lá theo thang đánh giá của IRRI: C1: <1% diện tích lá bị bệnh
C3: <1-5% diện tích lá bị bệnh C5: >5-25% diện tích lá bị bệnh C7: > 25-50% diện tích lá bị bệnh C9: > 50% diện tích lá bị bệnh
- Số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê bằng MSTATC
* Cách xử lý theo tập quán nông dân:
Đông Xuân 2012-2013:
Xử lý giống Cruiser Plus 312,5FS (100ml/200kg giống/ha); xử lý cỏ tiền nẩy mầm: Sofit 300EC (1 lít/ha); xử lý OBV: Transit 750WP (840g/ha); thuốc sâu: Indo super 150SC (100ml/ha x 2 lần = 200ml); nhện gié: Danitol S 50EC (1000ml/ha x 1 lần = 1000ml); Rầy nâu: Chess 50WG (300g/ha) + Dantotsu 50WG (100g/ha x 2 lần = 200g) + Pertrang 750EC (1000ml/ha x 2 lần = 2000ml); Đạo ôn: Beam 75WP (200g/ha x 3 lần = 600gr), Đốm Vằn: Validamicin 5sl (1 can 5 lít); Lem lép hạt: Amistar Top (500ml/ha x 2 lần = 1000ml).
22
* Ghi nhận chỉ tiêu đối với rầy nâu:
- Phương pháp ghi nhận: Mỗi lô điều tra 5 điểm theo hình chéo góc, mỗi điểm điều tra khung cố định có kích thước 40x50 cm. Quan sát và đếm mật số rầy nâu có ở gốc lúa.
- Thời gian ghi nhận: trước và sau khi phun thuốc (5, 10, 15 nsp) ghi nhận chỉ tiêu cho nghiệm thức phun lần 1 và tương tự cho các nghiệm thức phun lần 2.
* Thời điểm phun nấm MA (Lưu ý trước và sau phun chất kích kháng khoảng 5 ngày):
-Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời điểm dịch hại xuất hiện trên ruộng lúa. (chỉ cần 2 lần phun nấm xanh)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng:
Kênh NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 ĐC Rep I ĐC NT 1 NT 2 NT3 NT4 Rep II NT3 NT 4 ĐC NT1 NT2 Rep III NT2 NT3 NT4 ĐC NT1 Rep IV
Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi ô có diện tích 30m2.