Các biện pháp phòng trừ rầy nâu

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng sinh học trích từ cây cỏ cứt heo ageratum conyzoides l. và nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trong quản lý một số dịch hại trên lúa tại huyện cờ đỏ, tp. cần thơ (Trang 29)

Biện pháp canh tác:

Phát sạch gốc rạ, vùi chôn lúa còn sót lại và đốt đồng ngay sau khi thu hoạch không để lúa chét phát triển.

Không nên sạ hay cấy quá dày, mật độ sạ thích hợp là từ 150-180 kg/ha. Biện pháp sinh học:

Cho vịt con từ 4-5 tuần tuổi vào ruộng lúa, từ 100-150 con/ha. Hoặc thả cá như rô phi, mè vinh vào ruộng lúa cũng có thể làm giảm mật số rầy nâu. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì rầy nâu có các loài thiên địch chính: Bọ xít nước: Có 2 loại bọ xít nước thường xuất hiện trên ruộng lúa là

Microvelia atrolineata Bergroth. Họ Veliidae và Mesovelia sp., họ Mesoveliidae. Bọ xít nước hút chất dịch bên trong cơ thể rầy nâu (ăn từ 4-7 con rầy nâu/ngày). Bọ xít mù xanh: có tên khoa học là Cyrtohinus lividipennis Reuter, họ Mindae, bộ Hemiptera. Ấu trùng và thành trùng của Bọ xít mù xanh chủ yếu tấn công trứng rầy nâu. Thành trùng bọ xít còn săn bắt cả ấu trùng và thành trùng của rầy nâu để ăn. Một Bọ xít mù xanh ăn từ 4-7 con rầy nâu/ngày.

Các loại nhện: Phổ biến là loài Pardosa pseudoanmulata (Boesenberg - Strand) có thể ăn từ 5-15 rầy nâu/ngày.

Các loại ký sinh: có nhiều loại ong ký sinh đẻ trứng vào trứng, ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Khả năng ký sinh của từng loại khác nhau, có loài chỉ ký sinh từ 2-8 trứng rầy trong ngày, có loài lên đến từ 15-30 trứng/ngày.

Các loại vi sinh vật: trong thiên nhiên có nhiều loài nấm, vi khuẩn hoặc virus có thể gây chết cho rầy nâu với tỷ lệ đáng kể. Tùy mùa vụ tỷ lệ này có thể lên đến 30%. Ba loài thường gặp phổ biến trên đồng ruộng là: M. anisopliae, Hirsutella sp, Beauveria bassiana.

Biện pháp hóa học:

Biện pháp hóa học là biện pháp duy nhất dung để dập dịch rầy nâu bùng phát với số lượng lớn. Khi phát hiện trên ruộng lúa có nhiều rầy nhỏ li ti màu

17

trắng là tuổi 1 – 2 thì không nên phun thuốc ngay mà phải chờ con rầy đầu tiên qua tuổi 3, nghĩa là đảm bảo các ổ trứng của một thế hệ rầy đã nở hết mới phun thuốc thì tất cả rầy mới đều chết. Ưu tiên dùng thuốc đặc hiệu, ít độc cho thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc có phổ tác động rộng (Phạm Văn Lầm, 2006).

Các biện pháp khác:

Bẫy đèn: khi có rầy nâu cánh dài xuất hiện nên làm bẫy đèn để thu hút rầy tới. Hằng đêm có thể đốt đèn từ 7-10 giờ tối. Bẫy đèn nên làm đồng loạt.

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng sinh học trích từ cây cỏ cứt heo ageratum conyzoides l. và nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trong quản lý một số dịch hại trên lúa tại huyện cờ đỏ, tp. cần thơ (Trang 29)