Diễn biến mật số rầy nâu vụ Đông-Xuân 2012-2013

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng sinh học trích từ cây cỏ cứt heo ageratum conyzoides l. và nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trong quản lý một số dịch hại trên lúa tại huyện cờ đỏ, tp. cần thơ (Trang 50)

Phun nấm xanh MA lần 1:

Bảng 3.10 diễn biến mật số rầy nâu trước phun dao động từ 865 con/m2 đến 1261 con/m2, qua đó cho thấy mật số rầy nâu phân bố đều trên các ruộng thí nghiệm, tuổi rầy dao động từ tuổi 1 đến tuổi 3 rất thích hợp phun nấm xanh. Còn nghiệm thức nông dân đã quyết định sử dụng thuốc Dantotsu 50WDG theo liều khuyến cáo của công ty và sử dụng theo nguyên tắc bốn đúng.

Ở thời điểm 5 ngày sau phun nấm xanh (lúa được 30nss) mật số rầy nâu ghi nhận được từ 351 con/m2 đến 1312 con/m2, trong đó nghiệm thức A (phun nấm xanh 2 lần) có mật số rầy khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức B, C và D cũng phun nấm xanh 2 lần nhưng có mật số rầy tương đương nhau ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức E phun thuốc theo tập quán của nông dân có mật số rầy thấp khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 1%.

Sau khi phun nấm xanh 10 ngày (lúa được 35nss) ghi nhận mật số rầy nâu có xu hướng giảm nhẹ so với lần phun trước, cụ thể mật số dao động từ 221 con/m2 của nghiệm thức nông dân đến 1309 con/m2 của nghiệm thức D (phun nấm xanh 2 lần). Các nghiệm thức B, C và D đều phun nấm xanh 2 lần ghi nhận mật số rầy tương đương ở mức ý nghĩa 1%, các nghiệm thức A, B và C cũng tương tự khác biệt không có ý nghĩa.

Tại thời điểm 15 ngày sau phun nấm xanh (lúa được 40nss) diễn biến mật số rầy của các nghiệm thức phun nấm xanh đều giảm rõ rệt, trong khi đó thì nghiệm thức E của nông dân mật số rầy nâu tăng nhanh và bắt kịp mật số với các nghiệm thức B, C và D (các NT đều phun nấm xanh 2 lần) vì vậy diễn biến mật số của các nghiệm thức tương đương nhau ở mức ý nghĩa 1%.

Như vậy các nghiệm thức phun nấm xanh làm cho mật số rầy nâu giảm từ từ và ổn định hơn so với nghiệm thức xử lý thuốc hóa học. Cụ thể trước khi phun các nghiệm thức B, C, D và E có diễn biến mật số rầy nâu tương đương nhau sau 5 ngày và 10 ngày mật số rầy nâu tiếp tục giảm nhưng đến 15NSKP mật số rầy nâu không khác biệt so với các nghiệm thức trước đó.

Phun nấm xanh MA lần 2:

Trước khi phun (lúa được 45nss) ghi nhận diễn biến của mật số rầy dao động từ 2828 con/m2 đến 5375 con/m2 mật số này tăng cao gấp nhiều lần so với lần phun nấm xanh trước đó, lúc này rầy nâu hiện tại kết hợp với rầy di trú nên đã làm cho mật số tăng rất cao, đa số rầy nâu tuổi 1 và 2 rất thích hợp cho việc phun nấm xanh. Nghiệm thức nông dân cũng quyết định phun thuốc gồm có Chess 50WG và Pertrang 750EC.

38

Tại thời điểm 5 ngày sau phun nấm (lúa được 50nss) lúc này mật số rầy nâu của các nghiệm thức phun nấm xanh tăng cao hơn trước dao động từ 3859 con/m2 đến 5845 con/m2. Trong khi đó nghiệm thức nông dân mật số giảm nhanh do can thiệp thuốc hóa học trước đó.

Đến 10 ngày sau khi phun nấm (lúa 55nss) ghi nhận diễn biến mật số rầy nâu tiếp tục tăng hơn trước của các nghiệm thức phun nấm xanh. Tới thời gian này nhận thấy cần phải can thiệp thuốc hóa học nhằm để đảm bảo năng suất nên quyết định sử dụng thuốc Pertrang 750EC cho tất cả các nghiệm thức trừ nghiệm thức của ND.

Các nghiệm thức phun nấm xanh mật số rầy di trì 825 con/m2 đến 1847 con/m2 cho tới khi thu hoạch. Còn nghiệm thức ND phải can thiệp thêm một lần thuốc hóa học Dantotsu 50WDG + Pertrang 750EC ở vào giai đoạn 80NSS.

3.3.3 Diễn biến mật số Bọ xít nước vụ Đông Xuân 2012-2013

Phun nấm xanh MA lần 1:

Dựa vào bảng 3.11 cho thấy, ở giai đoạn trước phun nấm xanh mật số BXN dao động từ 71 con/m2 đến 97 con/m2, trong đó các nghiệm thức phun nấm xanh hai lần như: A, C, D và E (TQND) có mật số BXN tương đương nhau ở mức ý nghĩa 5%.

Sau 5 ngày phun nấm (lúa được 30nss) diễn biến mật số BXN của các nghiệm thức phun nấm biến động tăng, riêng về nghiệm thứ E (TQND) có mật số BXN biến động giảm mạnh (do lúc này nông dân đã sử dụng thuốc để diệt rầy nâu) và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại.

Tại thời điểm 10 ngày sau phun (lúa được 35nss) mật số BXN tăng hơn so với các lần ghi nhận chỉ tiêu trước đó. Cụ thể các nghiệm thức phun hai lần nấm MA như: A, B và D có mật số BXN tương đương nhau ở mức ý nghĩa 1%, các nghiệm thức A, C và D cũng có mật số BXN khác biệt không có ý nghĩa ở 1%.

Sau 15 ngày phun nấm (lúa 40nss) diễn biến mật số dao động từ 84 con/m2 đến 134 con/m2, trong đó các nghiệm thức A, B, C và D có mật số BXN khác biệt không có ý nghĩa ở mức 1%; trong khi đó nghiệm thức E còn ảnh hưởng bởi thuốc hóa học nên mật số BXN còn ở mức thấp.

Phun nấm xanh MA lần 2:

Tương tự ở trước phun nấm lần hai (lúa được 45nss) cũng ghi nhận mật số BXN dao động từ 85 con/m2 đến 142 con/m2, trong đó mật số BXN của các nghiệm thức phun nấm xanh cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức thun thuốc theo TQND.

Sau 5 ngày phun nấm (lúa được 50nss) diễn biến mật số BXN dao động từ 46,8 con/m2 đến 134 con/m2, mật số BXN của các nghiệm thức phun nấm ổn định và ở mức cao hơn so với nghiệm thức TQND. Tương tự, 10 ngày sau phun (lúa

39

được 55nss) diễn biến mật số BXN cũng ở mật số cao và khác biệt có ý nghĩa ở 1% so với nghiệm thức E (TQND).

Sau 15 ngày phun nấm (lúa được 60nss) diễn biến mật số BXN của các nghiệm thức phun nấm giảm mạnh do các nghiệm thức này đã sử dụng thuốc hóa học để diệt rầy nâu.

40

Bảng 3.12 Diễn biến mật số bọ xít mù xanh vụ Đông Xuân 2012 - 2013 trong điều kiện ngoài đồng

Ghi chú: - Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê; NSKU: Ngày sau khi

ủ; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; Ns: không khác biệt có ý nghĩa.

Bảng 3.13Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của ruộng lúa thí nghiệm tại xã Thới Xuân, H. Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013

Ghi chú: “Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan

*: ở mức 5%; Ns: không khác biệt về mặt thống kê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệm thức

Phun lần 1 (con/m2) Phun lần 2 (con/m2)

TP 5NSP 10NSP 15NSP 25nss 30nss 35nss 40nss TP 5NSP 10NSP 15NSP 45nss 50nss 55nss 60nss A B C D E 29,3 31,8 34,3 41,8 23,8 26,6 35,8 39,5 27,0 29,5 32,0 33,3 25,5 23,3 28,0 33,8 28,3 30,3 29,8 36,3

42,3a 45,3a 48,3a 46,8a 38,5a 50,0a 45,5a 42,5a 36,5a 35,3a 44,0a 40,0a 35,8a 46,5a 46,5a 52,5a 16,5 b 14,3 b 14,5 b 13,5 b Mức ý nghĩa ns ns ns ns * ** ** **

CV (%) 26,44 26,74 39,78 19,40 35,61 20,63 27,74 25,66

Nghiệm thức Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế

(tấn/ha) (tấn/ha)

A (Chất kích kháng 3 lần + 2 lần MA) B (Chất kích kháng 2 lần + 2 lần MA) C (Chất kích kháng 1 lần + 2 lần MA) D (Không CKK + 2 lần MA)

E ( Tập quán nông dân)

8,9a 7,0ab 8,3ab 6,4 bc 8,3ab 5,9 bc 6,0 b 5,2 c 9,0a 7,8a Mức ý nghĩa * * CV(%) 13,95 7,05

41

3.3.4 Diễn biến mật số Bọ xít mù xanh vụ Đông Xuân 2012 - 2013

Phun nấm xanh MA lần 1:

Mật số BXMX ở giai đoạn trước phun (lúa 25nss) dao động từ 23 con/m2 đến 29 con/m2, các nghiệm thức này có BXMX hiện diện đều trên ruộng và mật số không khác biệt với nhau giũa các nghiệm thức.

Tương tự, mật số BXMX ở các giai đoạn 5NSP, 10NSP và 15NSP có mật số không khác biệt so với nghiệm thức E (TQND).

Phun nấm xanh MA lần 2:

Mật số BXMX trước phun dao động từ 16,5 con/m2 đến 42 con/m2, trong đó nghiệm thức TQND có mật số BXMX thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Ở các nghiệm thức phun nấm xanh hai lần cho thấy mật số BXMX rất ổn định và không biến đổi lớn như ở nghiệm thức E (TQND).

Ở 5NSP nấm (lúa 30nss) diễn biến mật số BXMX của các nghiệm thức phun nấm xanh dao động từ 35 con/m2 đến 50 con/m2 và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với nghiệm thức E (TQND).

Tương tự, ở 10NSP và 15NSP cũng cho thấy mật số của các nghiệm thức phun nấm khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức E (TQND).

Tóm lại, các nghiệm thức phun hai lần nấm xanh có mật số BXMX ổn định hơn so với nghiệm thức xử lý theo TQND.

Bảng 3.14 Tỷ lệ rầy nâu mọc nấm xanh trở lại ở lần phun thứ hai của vụ Đông Xuân 2012- 2013 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV, tháng 12/2012

Ghi chú: “Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý

nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức 5%, ns: không khác biệt về mặt thống kê

Từ bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ rầy nâu có mọc nấm trở lại tăng dần theo thời gian ở các nghiệm thức phun nấm xanh.

Ở 6NSKP tỷ lệ (%) mọc nấm trở lại trên rầy nâu của các nghiệm thức dao động từ 4,5% đến 7,5%, tỷ lệ (%) nấm mọc trở lại trên rầy nâu của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa.

Nghiệm thức

Tỷ lệ (%) rầy nâu có mọc nấm xanh trở lại 6NSKP 8NSKP 10NSKP A (Phun 2L nấm MA) B (Phun 2L nấm MA) C (Phun 2L nấm MA) D (Phun 2L nấm MA) E (TQND) 9,8 42,3a 47,8ab 7,8 33,5ab 55,3a 5,5 16,5 b 27,8 b 8,3 26,3ab 37,5ab 0 0 0 Mức ý nghĩa ns * * CV (%) 37,09 40,84 31,15

42

Ở 8NSKP tỷ lệ (%) mọc nấm trở lại trên rầy nâu của các nghiệm thức tăng nhanh hơn so với 6NSKP dao động từ 23,8% đến 37%. Cụ thể ở nghiệm thức A tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng 3,9 lần so với ở 6NSKP. Ở nghiệm thức B tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng lên 5,4 lần so với ở thời điểm 6NSKP. Nghiệm thức C tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng lên gấp 5,2 lần so với trước đó và nghiệm thức D tỷ lệ rầy nâu mọc nấm tăng lên 5,8 lần.

Ở thời điểm 10NSKP, tỷ lệ (%) mọc nấm trên rầy nâu tăng hơn so với thời điểm trước đó. Ngoài ra, khi quan sát thấy có xuất hiện tơ nấm mọc trên RN ở các nghiệm thức, tỷ lệ này dao động từ 32,8% đến 61,5% của tất cả các nghiệm thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở bảng 3.14 cũng ghi nhận vào thời điểm 6NSKP nấm xanh, nhận thấy tỷ lệ (%) mọc nấm trên rầy nâu dao động từ 5,5% đến 9,8%, các nghiệm thức phun nấm xanh hai lần đều cho tỷ lệ mọc nấm trên rầy nâu khác biệt không có ý nghĩa. Tương tự, 8NSKP nấm tỷ lệ (%) mọc nấm tăng lên nhanh và dao động từ 16,5% đến 42,3% của tất cả các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức A, B và D có Tỷ lệ (%) mọc nấm khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%. Ngoài ra, các nghiệm thức B, C và D cũng khác biệt không có ý nghĩa. Tóm lại, ở 8NSKP tỷ lệ mọc nấm trở lại của các nghiệm thức đều cho hiệu quả cao so với đối chứng. Ở 10NSKP nấm các nghiệm thức có tỷ lệ mọc nấm tăng chậm lại. Tỷ lệ mọc nấm trở lại của rầy nâu dao động từ 27,8% đến 55,3%, nghiệm thức B có tỷ lệ mọc nấm trên rầy nâu cao hơn tất cả các nghiệm thức khác và khác biệt hoàn toàn so với nghiệm thức C ở mức 5%.

43

Hình 3.5 Rầy nâu trên ruộng nông dân Hình 3.6 Rầy nâu nhiễm nấm xanh

Hình 3.7 Rầy nâu ủ trong đĩa bị nấm ký sinh Hình 3.8 Rầy nâu nhiễm nấm 10NSKP

44

Năng suất lý thuyết vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại xã Thới Xuân, H.

Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ

Dựa vào bảng 3.13 cho thấy năng suất lý thuyết của các nghiệm thức phun hai lần nấm xanh dao động từ 6 tấn/ha đến 8,9 tấn/ha. Trong đó, các nghiệm thức A, B, C phun hai lần nấm xanh có năng suất lý thuyết tương tự như nghiệm thức phun theo TQND ở mức ý ngĩa 5%. Ngoài ra, các nghiệm thức phun một và hai lần CKK cũng có năng suất tương đương với nghiệm thức không phun CKK ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức A (phun hai lần nấm xanh + 3 lần CKK) có năng suất khác biệt hoàn toàn so với D (phun hai lần nấm xanh + 0 lần CKK) ở mức ý nghĩa 5%.

Năng suất thực tế vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại xã Thới Xuân, H. Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ

Dựa vào bảng 3.13 cho thấy năng suất thực tế của các nghiệm thức phun nấm xanh dao động từ 5,2 tấn/ha đến 7 tấn/ha.

Trong đó, thấy nghiệm thức A (phun hai lần nấm xanh + 3 lần CKK) có năng suất không khác biệt so với nghiệm thức phun theo TQND, tương tự thì nghiệm thức A (phun hai lần nấm xanh + 3 lần CKK) có năng suất khác biệt hoàn toàn với nghiệm thức D (phun hai lần nấm xanh + 0 lần CKK) ở mức ý nghĩa 5%. Các nghiệm thức có xử lý CKK (A, B, C) cũng có năng suất khác biệt so với nghiệm thức không xử lý CKK (D) ở mức ý nghĩa 5%, hay so sánh cách khác là các nghiệm thức B và C có năng suất tương đương với nghiệm thức D.

Tóm lại, xét về chênh lệch năng suất thì ở vụ Đông Xuân năng suất của nghiệm thức E cao hơn nghiệm thức A 0,8 tấn/ha.

45

Hình 3.9 Thu hoạch lúa tính năng suất Hình 3.10 Đập lúa tính năng suất

46

3.3.5 Hoạch toán kinh tế

Bảng 3.15 Phân tích hiệu quả kinh tế tại ruộng ở xã Thới Xuân, H. Cở Đỏ, TP. Cần Thơ vụ Đông Xuân 2012- 2013

Hạng mục Nghiệm thức

A B C D E

Tổng chi

Chuẩn bị đất Giống

Chi phí bơm tưới Phân bón Thuốc BVTV (cỏ, sâu, bệnh và rầy) Công thu hoạch, vận chuyển Tổng thu Năng suất Giá bán Lợi nhuận Hiệu quả đồng vốn 12,8 12,65 12,5 12,35 15,58 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1, 1,5 1,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 4,83 4,83 4,83 4,83 4,83 1,77 1,62 1,47 1,32 4,35 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 42 38,4 35,4 31,2 46,8 7,0 6,4 5,9 5,2 7,8 6 6 6 6 6 29,2 25,75 22,9 18,85 31,22 2,2 2,0 1,8 1,5 2,0

47

* Đông Xuân 2012-2013

Tổng chi

Qua bảng 3.15 cho thấy tổng chi của tất cả các khoản mục như: làm đất, chi phí bơm tưới, phân bón, công thu hoạch đều như nhau. Tổng chi của các nghiệm thức có sự chênh lệch là do giống, giá thành của các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm khác nhau. Trong đó nghiệm thức sử dụng theo tập quán nông dân cho chi phí cao hơn các nghiệm thức còn lại.

Tổng thu

Tổng thu phụ thuộc vào hai nhân tố: năng suất và giá bán mà giá bán của vụ Đông Xuân. Tổng thu của các nghiệm thức khác nhau là do sư chênh lệch về năng suất của các nghiệm thức đạt được. Do nghiệm thức A có năng suất thấp hơn nghiệp thức E nên tổng thu của nghiệm thức E cao hơn nghiệp thức A. Lợi nhuận của nghiệm thức E cũng cao hơn nghiệm thức A nhưng hiệu quả đồng vốn thì nghiệm thức A cao hơn.

48

CHƯƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

Việc sử dụng chất kích kháng từ cây Ageratum conyzoides và nấm xanh

Metarhizium anisopliae trong việc phòng trừ một số dịch hại trên lúa tại huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đạt được một số kết quả như sau:

Tất cả các liều lượng của chất kích kháng đều có hiệu quả đối với sự nẩy mầm, chiều dài rễ và chiều cao lá mầm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nghiệm thức xử lý 200ml CKK/100kg giống/100 lít nước có tỷ lệ nẩy mầm 92,5% ở 4NSKU; chiều dài rễ đạt 64,3mm ở 8NSKU; số lượng rễ đạt 9,1 rễ ở 8NSKU. Nghiệm thức ngâm 200ml CKK/100kg giống/40 lít nước có tỷ lệ nẩy mầm thấp nhất đạt 80% ở 4NSKU; chiều dài rễ đạt 49,2mm ở 8NSKU; số lượng

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng sinh học trích từ cây cỏ cứt heo ageratum conyzoides l. và nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trong quản lý một số dịch hại trên lúa tại huyện cờ đỏ, tp. cần thơ (Trang 50)