Thành trùng rầy cánh dài bị thu hút mạnh bởi ánh sáng đèn. Đây là một đặc tính quan trọng, vì từ việc khảo sát mật số rầy vào đèn ta có thể đưa ra những dự tính, dự báo kịp thời.
Cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu đều thích sống dưới gốc lúa và có tập quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hoặc nhảy lên tán lá đẻ lẫn tránh khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao có thể gây hại hầu hết các giai đoạn tăng trưởng của cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
16
Lúa đẻ nhánh: Rầy chích hút ở bẹ tạo thành sọc màu nâu đậm dọc theo thân do nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo.
Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy thường tập trung chích ở cuống đòng non. Lúa chín: Rầy tập trung lên thân ở phần non mềm.
Rầy nâu chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hút vào bó libe để hút nhựa. Trong khi hút, rầy tiết ra nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao xung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển của nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa, làm cây lúa bị khô héo và gây nên hiện tượng “cháy rầy” (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa như: Mô cây tại các vết chích hút hay đẻ trứng của rầy lên thân cây lúa bị hư do sự xâm nhập của một số loài nấm và vi khuẩn.
Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh các bệnh nguy hiểm cho lúa như: bệnh lúa cỏ, vàng lùn và lùn xoắn lá….