Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)

Bước 1: Xác định mô hình và cá biên nghiên cứu.

Bước 2: Xác định mẫu nghiên cứu.

Bước 3: Thống kê mô tả.

Bước 4: Kiểm định tính dừng, kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu có vi phạm thì tiến hành xử lý khắc phục.

Bước 5: Kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập bằng phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo CSSD của Chrities và Huang (1995) với dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng ngày và hàng tuần trên hai thị trường HOSE và HNX. Kiểm định tương tự cho nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ.

Bước 6: Kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập bằng phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo CSAD của Chang, Cheng và Khorana (2000) với dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng ngày và hàng tuần trên hai thị trường HOSE và HNX. Và cũng tiến hành kiểm định tương tự cho nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ.

Bước 5 và bước 6 nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, thứ ba và thứ tư.

Bước 7: Nêu hành vi bầy đàn được xác định là tồn tại, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Chi bình phương (χ2) để kiểm tra sự tương đồng của hành vi bầy đàn trong hai trường hợp khi thị trường tăng và khi thị trường giảm nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ hai.

Một phần của tài liệu Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)