Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62)

4.3.1.Phân tích hồi quy theo phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lợi CSSD

Đầu tiên, tác giả tiến hành kiểm tra sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo phương pháp của Christies và Huang bằng cách sử dụng biến giả

đại diện cho trường hợp khi thi trường tăng giá hay giảm giá mạnh. Việc phân tích các hệ số biến giả nhằm xác định liệu độ phân tán của tỷ suất sinh lợi có tăng lên theo 1 tỷ lệ giảm dần như được đề cập trong trường hợp có hành vi bầy đàn không. Với mức ý nghĩa α = 1%, các biến giả được xác định như sau DL= 1 nếu tỷ suất sinh lợi thị trường vào ngày t nằm bên dưới 1% của phân phối tỷ suất sinh lợi và ngược lại thì bằng 0; tương tự DU = 1 nếu tỷ suất sinh lợi thị trường ngày t nằm phần trên 99% của phân phối và bằng 0 nếu ngược lại.

Bảng 4.15: Kết quả hồi quy theo phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lợi với dữ liệu ngày và tuần của hai thị trường HOSE và HNX

Dữ liệu HOSE HNX α βL βU α βL βU Tỷ suất sinh lợi hàng ngày 0.0252 0.0002 -0.0003 0.0332 0.001 0.0012 (53.72)* (0.37) (-0.52) (55.52)* (1.67) *** (1.88) *** Tỷ suất sinh lợi hàng tuần 0.0581 -0.0026 0.0044 0.069 0.0001 0.0109 (24.95)* (-1.03) (1.64) (36.74)* (0.02) (4.24) *

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 11.0) Ghi chú: Bảng trên ghi nhận các tham số ước lượng theo mô hình hồi quy:

CSSDt = α + βLDLt + βU

DUt + et * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Theo kết quả trong bảng 4.15 ta thấy, giá trị tham số βU trong phương trình độ lệch chuẩn dữ liệu chéo CSSD được hồi quy theo dữ liệu hàng ngày trên sàn HOSE mang dấu âm. Điều này có nghĩa là khi thị trường tăng mạnh, thì mức độ phân tán của tỷ suất sinh lợi giảm theo một tỷ lệ nhất định. Tức tỷ suất sinh lợi của chứng khoán có chiều hướng chuyển dịch biến động xung quanh tỷ suất sinh lợi của thị trường. Tuy nhiên,

giá trị này lại không có ý nghĩa thống kê. ệ số βL ghi nhận một giá trị dương và không có ý nghĩa. Do đó, không có bằng chứng chứng tỏ có hiện tượng bầy đàn trên thị trường HOSE theo dữ liệu ngày. Với dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng tuần trên thị trường HOSE, hệ số βL mang dấu âm và hệ số βU mang dấu dương với mức ý nghĩa quá thấp cũng không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ sự tồn tại của hành vi bầy đàn.

Với dữ liệu hàng ngày và hàng tuần của thị trường NX, kết quả hồi quy trong bảng .15 cũng ghi nhận được cả hai hệ số βLβU đều dương và đa phần đều có ý nghĩa thống kê. Cho thấy độ phân tán của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tăng lên thay vì giảm xuống trong cả hai trường hợp thị trường biến động mạnh. Nghĩa là, việc ra quyết định của nhà đầu tư không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý bầy đàn.

Tiếp theo, tác giả cũng sử dụng phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo để kiểm định riêng biệt cho nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ trên từng thị trường HOSE và HNX. Bảng 4.16 trình bày kết quả hồi quy theo phương trình CSSD với dữ liệu hàng ngày và hàng tuần của nhóm HO_large và HN_large. Với dữ liệu ngày kết quả ghi nhận các giá trị βL và βU của nhóm O_large đều mang giá trị dương và có ý nghĩa, chứng tỏ vào những ngày thị trường biến động mạnh độ phân tán của tỷ suất sinh lợi tăng lên thay vì giảm xuống. Nhưng nhóm cổ phiếu O_small theo dữ liệu ngày lại ghi nhận ngược lại. Các hệ số βL và βU của nhóm này đều ghi nhận giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Tức là vào những ngày thị trường biến động mạnh cả khi tăng lẫn khi giảm thì tỷ suất sinh lợi từng cổ phiếu cũng biến động theo sát với tỷ suất sinh lợi của thị trường nghĩa là độ phân tán của nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ có xu hương giảm vào những ngày này, cho thấy dấu hiệu tồn tại của hành vi bầy đàn đối với nhóm cổ phiếu này. Tuy nhiên kết quả hồi quy theo dữ liệu tuần của hai nhóm đa phần đều cho giá trị βL và βU dương và có ý nghĩa thống kê. ết quả thu được nói lên rằng với dữ liệu có tần suất thấp hơn – dữ liệu tuần – thì

không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ có tồn tại hiện tượng bầy đàn đối với hai nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và nhỏ trên sàn HOSE.

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy theo phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lợi với dữ liệu ngày và tuần của hai nhóm HO_large và HO_small

Dữ liệu HO_large HO_small

α βL βU α βL βU Tỷ suất sinh lợi hàng ngày 0.1118 0.0053 0.0092 0.0265 -0.0015 -0.0012 (49.33)* (2.20) ** (3.80) * (54.55)* (-2.94)* (-2.37)** Tỷ suất sinh lợi hàng tuần 0.0367 0.0043 0.0132 0.0527 -0.0006 0.0115 (14.54)* (1.48) (4.52)* (32.71)* (-0.31) (5.40) *

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 11.0) Ghi chú: Bảng trên ghi nhận các tham số ước lượng theo mô hình hồi quy độ lệch chuẩn chéo (CSSD): CSSDt = α + βLDLt + βU DUt + et * có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Tác giả cũng tiến hành kiểm định tương tự cho nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn (HN_large) và nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ (HN_small) trên thị trường HNX. Kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4.17 ghi nhận cả hai hệ số βL và βU theo dữ liệu ngày và tuần của cả hai nhóm cổ phiếu đa phần đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy độ phân tán của tỷ suất sinh lợi hầu như sẽ tăng lên thay vì giảm xuống khi thị trường biến động mạnh. Như vậy có thể nói, quy mô danh mục đầu tư và hành vi bầy đàn trên thị trường NX không có mối quan hệ với nhau.

Bảng 4.17: Kết quả hồi quy theo phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lợi với dữ liệu ngày và tuần của hai nhóm HN_large và HN_small

Dữ liệu HN_large HN_small

α βL βU α βL βU Tỷ suất sinh lợi hàng ngày 0.0249 0.0012 0.0018 0.0335 0.0008 0.001 (40.91)* (1.82)*** (2.76)* (83.51)* (1.88)*** (2.33)** Tỷ suất sinh lợi hàng tuần 0.0523 -0.0017 0.0126 0.068 -0.0005 0.0131 (27.49)* (-0.76) (4.79)* (34.40)* (-0.25) (5.09)*

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 11.0) Ghi chú: Bảng trên ghi nhận các tham số ước lượng theo mô hình hồi quy độ lệch chuẩn chéo (CSSD): CSSDt = α + βLDLt + βU DUt + et * có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Tóm lại, kết quả thực nghiệm theo phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của Christie và uang (1995) đã không tìm thấy chứng cứ nào chứng minh sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên hai thị trường HOSE và HNX khi thị trường biến động mạnh. Tuy nhiên, khi quan sát từng thị trường trên nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ hơn để xem xét mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn với quy mô danh mục đầu tư. ết quả thực nghiệm cho thấy, quy mô danh mục đầu tư thực sự có mối quan hệ với hành vi bầy đàn đối với nhóm cổ phiếu trên thị trường HOSE theo dữ liệu ngày, cụ thể là nhóm HO_small. Tức là vào những ngày thị trường tăng mạnh hay giảm mạnh việc ra quyết định của nhà đầu tư đối với nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ trên sàn HOSE chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý bầy đàn. Nhưng nếu quan sát với dữ liệu có tần số thấp hơn thì lại không thấy dấu hiệu của hành vi bầy đàn

cả khi thị trường tăng mạnh lẫn khi giảm mạnh. Kết quả thực nghiệm đối với nhóm HN_large và HN_small lại cho kết quả ngược lại. Các dữ liệu ngày và dữ liệu tuần đều cho thấy quy mô danh mục đầu tư không có mối quan hệ gì với hành vi bầy đàn trên thị trường HNX.

Một phần của tài liệu Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)