Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về các hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán. Chẳng hạn:
Bài nghiên cứu “Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nguyên nhân và một số giải pháp” của Tiến sĩ rần Thị Hải Lý (2010). Bài viết sử dụng cách tiếp cận hành vi bầy đàn dựa trên độ phân tán tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán so sánh với tỷ suất sinh lợi thị trường của Chang, Cheng và horana (2000) để tìm chứng cứ hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời cũng xem xét xem hành vi bầy đàn có mức độ tương đồng trong hai trường hợp thị trường tăng và thị trường giảm hay không. Với dữ liệu nghiên cứu là giá đóng cửa hàng ngày đã được điều chỉnh của 169 cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ ngày 01/01/2002 đến ngày 31/12/2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy có chứng cứ hành vi bầy đàn rất mạnh trên Nam trong giai đoạn từ năm 2002 – 2008; và hành vi bầy đàn trong trường hợp thị trường đi lên mạnh hơn đáng kể trong trường hợp thị trường đi xuống.
Trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Nghiên cứu tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Bùi Nguyễn Thanh Trúc (2012) đã thu thập giá đóng cửa
hàng ngày của 108 cổ phiếu niêm yết trên OSE đã tồn tại liên tục trong giai đoạn từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2010. Dựa trên lập luận rằng “hành vi bầy đàn hình thành sẽ có nhiều khả năng xảy ra khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một nhóm cổ phiếu (cổ phiếu của các công ty trong một ngành công nghiệp hoặc trong một quốc gia), tất nhiên sau khi tác động cơ bản đã được loại khỏi”. Tác giả đã tiến hành phân chia 108 cổ phiếu vào 21 nhóm ngành công nghiệp, và kiểm tra xem hành vi bầy đàn có tồn tại ở các nhóm ngành trên hay không để từ đó có thể đưa ra kết luận rằng liệu hành vi bầy đàn có tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không. Tác giả, cũng chia dữ liệu làm 2 phần để nghiên cứu từng thời kỳ biến động tăng và giảm giá của thị trường thì tâm lý bầy đàn đã tồn tại rõ rệt trên thị trường tăng giá hay giảm giá. Bài nghiên cứu đã kiểm tra sự tồn tại của tâm lý bầy đàn theo mô hình nghiên cứu của Christie và Huang (1995), Chang và các cộng sự (2000).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: với mô hình của Christie và Huang (1995) tác giả không tìm thấy bằng chứng của sự tồn tại tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, khi tách biệt thị trường ra 2 vùng dữ liệu tăng giá, giảm giá và sử dụng mô hình của Chang et al (2000). Kết quả thu được cho thấy hiện tượng tâm lý bầy đàn tồn tại hầu hết ở tất cả các ngành với mức ý nghĩa 10% khi có sự biến động cả trên thị trường tăng và thị trường giảm giá.
Kết luận chương 2
Như vậy, hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán là cách mà nhà đầu tư đưa ra quyết định bằng cách bắt chước các nhà đầu tư khác thay vì dựa vào thông tin của cá nhân mình. Hai nghiên cứu chính được xem là nền tảng, là tiền đề cho mọi nghiên cứu về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán là Christies và Huang (1995) và Chang, Cheng và Khorana (2000). Hầu hết các nghiên cứu mới nhất vẫn sử dụng các phương pháp này hoặc các phương pháp khác được mở rộng thêm dựa trên nền tảng lý thuyết của các tác giả trên.
CHƯƠNG 3.DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU