Các giả thiết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45)

Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả sẽ tiến hành kiểm định các cặp giả thuyết sau:

Đối với câu hỏi thứ nhất, tác giả đã tiến hành kiểm tra xem hành vi bầy đàn có thực sự tồn tại trên thị trường HOSE và HNX hay không bằng hai phương pháp phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo và phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo. Với dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng ngày trên thị trường HOSE, tác giả đã kiểm định các cặp giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: H0 βL ≥ 0: không tồn tại hành vi bầy đàn. H1 βL < 0: có tồn tại hành vi bầy đàn .

Giả thuyết 2: H0 βU ≥ 0: không tồn tại hành vi bầy đàn. H1 βU < 0: có tồn tại hành vi bầy đàn.

Giả thuyết 3: H0 β1UP ≥ 0: không tồn tại hành vi bầy đàn. H1 β1UP < 0: có tồn tại hành vi bầy đàn.

Giả thuyết 4: H0 β2UP ≥ 0: không tồn tại hành vi bầy đàn. H1 β2UP < 0: có tồn tại hành vi bầy đàn.

Giả thuyết 5: H0 β1DOWN ≥ 0: không tồn tại hành vi bầy đàn. H1 β1 DOWN < 0: có tồn tại hành vi bầy đàn.

Giả thuyết 6: H0 β2 DOWN ≥ 0: không tồn tại hành vi bầy đàn. H1 β2 DOWN < 0: có tồn tại hành vi bầy đàn.

Nếu một trong các cặp giả thuyết trên có giả thuyết H0 bị từ chối tức là hành vi bầy đàn thực sự có tồn tại.

Tính bầy đàn trên thị trường NX cũng được kiểm định với các giả thuyết tương tự như trên sàn OSE.

Đối với câu hỏi thứ hai, khi đã xác định được hành vi bầy đàn có thực sự tồn tại trong thị trường nghiên cứu, tác giả tiếp tục kiểm tra tính tương đồng của hành vi bầy đàn khi thị trường tăng và khi thị trường giảm bằng cách sử dụng kiểm định χ2 nhằm kiểm định các cặp giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: H0 βL = βU hành vi bầy đàn tương đồng khi thị trường tăng và giảm. H1 βL ≠ βU hành vi bầy đàn không tương đồng khi thị trường tăng và giảm.

Giả thuyết 2: H0 β1UP = β1DOWN hành vi bầy đàn tương đồng khi thị trường tăng và giảm.

H1 β1UP ≠ β1DOWN hành vi bầy đàn không tương đồng khi thị trường tăng và giảm.

Giả thuyết 3: H0 β2UP = β2DOWN hành vi bầy đàn tương đồng khi thị trường tăng và giảm.

H1 β2UP ≠ β2DOWN hành vi bầy đàn không tương đồng khi thị trường tăng và giảm.

Nếu một trong các cặp giả thuyết trên có giả thuyết H0 bị bác bỏ, tức là hành vi bầy đàn khi trường tăng và khi thị trường giảm có sự khác biệt rõ rang.

Tính tương đồng của hành vi bầy đàn được kiểm định cho thị trường HOSE, HNX, danh mục HO_large, HO_small, HN_large và HN_small với dữ liệu ngày và tuần theo các cặp giả thuyết trên.

Đối với câu hỏi thứ 3, để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đã tiến hành kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên sàn OSE và NX với các cặp giả thuyết tương tự như trong câu hỏi thứ nhất nhưng thay dữ liệu ngày bằng dữ liệu tuần.

Đối với câu hỏi thứ tư, nhằm kiểm tra hành vi bầy đàn có bị ảnh hưởng bởi quy mô công ty hay không. Tác giả đã quan sát từng thị trường trên hai nhóm cổ phiếu: nhóm cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu có quy mô vốn hóa nhỏ. Cụ thể, thị trường HOSE gồm 2 nhóm: HO_large và HO_small; thị trường HNX gồm 2 nhóm: N_large và N_small. Sau đó tiến hành kiểm kiểm định các giả thuyết như trong câu hỏi thứ nhất cho từng nhóm cổ phiếu của mỗi thị trường với dữ liệu ngày và tuần để kiểm tra xem hành vi bầy đàn có thực sự tồn tại trong nhóm cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn và nhỏ hay không.

Kết luận chương 3

Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu quan sát gồm giá đóng cửa hàng ngày, hàng tuần của 303 cổ phiếu trên thị trường HOSE và 371 cổ phiếu niêm yết trên thị trường NX trong giai đoạn từ ngày 02/01/2009 – 31/03/2014. Với việc xác định mô hình nghiên cứu theo hai phương pháp phương pháp của Christies và Huang (1995) và phương pháp của Chang, Cheng và Khorana (2000). Tác giả đã tiến hành biến đổi, xử lý dữ liệu cũng như xác định các giả thuyết cần thiết phải kiểm định để đưa ra bằng chứng thực nghiệm về hành vi bầy đàn. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã quan sát từng thị trường trên hai nhóm cổ phiếu - nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ - và thực hiện các kiểm định để xem xét xem hành vi bầy đàn có ảnh hưởng bởi quy mô công ty hay không.

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của chương này trình bày kết quả nghiên cứu, trong đó bao gồm thống kê mô tả dữ liệu, các kiểm định sơ bộ, trình bày kết quả kết quả nghiên cứu chính của đề tài thông qua giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Và cuối cùng là thảo luận kết quả thu được.

Một phần của tài liệu Sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45)