Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu thực trạng tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện vũng liêm chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 46)

4.2.2.1. Doanh s thu n theo thi hn

Khi phân tích chất lượng tín dụng điều làm cho ta quan tâm và lo lắng không phải đơn giản là sựchậm trễ, sai hẹn của khách hàng đối với việc trảnợ

cho ngân hàng. Dù sựchậm trễ này có kế hoạch sửdụng vốn của ngân hàng mà chính là món nợ vay này có khả năng thu hồi thu hồi được không mới là

điều đáng quan tâm và lo lắng.

Doanh sốthu nợtăng nhẹ năm 2011 ( khoảng 0,45% so với năm 2010), sang năm 2012 giảm mạnh (hơn 46% so với năm 2011), có sựbiến động này là do ảnh hưởng doanh số thu nợ của khoản vay ngắn hạn, vì khoản vay ngắn hạn chiếm tỷtrọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thời hạn (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị % Giá trị % - Ngắn hạn 16.703 17.060 9.191 357 2,14 (7.869) (46,13) - Trung hạn 5.561 5.305 2.841 (256) (4,60) (2.464) (46,45) Tổng cộng 22.264 22.365 12.032 101 0,45 (10.333) (46,20)

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Về khoản vay ngắn hạn, năm 2011 tăng nhẹ khoảng 2,14 % so với năm 2010. Mặc dù, các khoản cho vay ngắn hạn 2011 giảm mạnh so với năm 2010, nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng, nguyên nhân thứ nhất là do một số

khoản nợ quá hạn năm trước được thu hồi. Nguyên nhân kế tiếp là vì một số

hộ vay trả nợ trước hạn để chuyển sang xin vay các chương trình khác, do ngân sách vốn của chương trình cho vay hộ nghèo bị thâm hụt, chưa được Trung ương bổ sung. Cuối cùng, không thể không nhắc tới việc hoàn thành công tác thu hồi nợ hiệu quả của đội ngũcán bộ tín dụng.

Về khoản vay trung hạn, doanh số thu nợ có xu hướng giảm liên tục là do các hộ vay chủ yếu là vay vốn với mục đích chăn nuôi bò và cải tạo vườn tạp, nhưng tới thời hạn trả nợ mà bò chưa thể bán được hoặc cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng chưa thể thu hoạch, nên các hộ này xin vay lưu vụ thêm từ 8 tháng tới 24 tháng, làm cho doanh số thu nợ giảm trong những năm sau

đó. Ngoài ra, sự giảm doanh số thu nợ còn do các khoản cho vay trung hạn giảm.

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn (6Th/2012-6Th/2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉtiêu 6Th/ 2012 6Th/ 2013 Chênh lệch Giá trị % - Ngắn hạn 5.648 13.122 7.474 132,33 - Trung hạn 1.779 1.261 (518) (29,12) Tổng cộng 7.427 14.383 6.956 93,66

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ tăng mạnh là do ảnh hưởng từ doanh số thu nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay tăng tới 132,33% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số thu nợ của

khoản vay ngắn hạn biến động mạnh như vậy là do số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm không còn nằm trong diện vay vốn của chương trình, các hộ trả nợ

trước hạn để chuyển sang chương trình cho vay cận nghèo, chương trình cho vay mới trong năm 2013 theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/02/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo, để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, để họ có nguồn vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh khi không còn thuộc đối tượng cho vay hộ nghèo và đểđảm bảo công tác thoát nghèo bền vững tại địa phương, nâng cao đời sống người dân, an sinh xã hội. Còn về doanh số thu nợ của khoản vay trung hạn giảm là do tiếp tục chịu ảnh hưởng của việc vay lưu vụ của những hộ chăn nuôi bò và cải tạo vườn tạp từ

các năm trước đó.

4.2.2.2. Doanh s thu n theo đim giao dch

Nhìn chung, doanh số thu nợ theo các điểm giao dịch xã có 2 xu hướng. Thứ nhất là doanh số thu nợ có xu hướng giảm liên tục, tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước đó. Nguyên nhân là do các địa điểm này là nơi có thiệt hại do dịch cúm gia cầm và dịch hại rầy nâu cao nhất, trong thời điểm dịch bùng phát năm 2009 và phát dịch trở lại năm 2012. Ngoài ra, các xã còn chịu ảnh hưởng mất mùa do thiên tai liên tục trong những năm gần đây, cũng như các khó khăn do biến động về giá cảlàm giảm khả năng chi trả của các hộ vay tại khu vực này.

Thứ hai là doanh số thu nợ tăng nhẹ, sau đó giảm mạnh so với năm trước. Nguyên nhân năm 2011tăng nhẹ so với năm 2010, là do các địa phương này nằm ngoài ổ phát dịch, nên chịu tổn thất không đáng kể, thậm chí nhờ vào

đó làm cho có sự chênh lệch giá cả do mất cân bằng cung - cầu các mặt hàng nông sản mà tăng thêm thu nhập, tạo điều kiện cho hộ vay trả nợ ngân hàng. Sau khoảng thời gian tình hình kinh tế có nét khởi sắc năm 2011, năm 2012 tình hình kinh tế khủng hoảng trở lại, cùng với sự bất ổn giá cả các mặt hàng, bên cạnh đó là thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh cả

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo điểm giao dịch (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị % Giá trị % 1. Trung Hiếu 1.549 1.442 838 (107) (6,91) (604) (41,89) 2. Trung Thành 971 882 525 (89) (9,17 (357) (40,48) 3. Thịtrấn Vũng Liêm 954 858 516 (96) (10,06) (342) (39,86) 4. Hiếu Thành 1.024 1.151 554 127 12,40 (597) (51,87) 5. Trung Ngãi 989 1.074 535 85 8,59 (539) (50,19) 6. Quới An 1.026 1.018 555 (8) (0,78) (463) (45,48) 7. Hiếu Phụng 1.335 1.333 722 (2) (0,15) (611) (45,84) 8. Tân An Luông 1.505 1.554 814 49 3,26 (740) (47,62) 9. Hiếu Nhơn 998 1.060 540 62 6,21 (520) (49,06) 10. Trung Hiệp 661 791 358 130 19,67 (433) (54,74) 11. Hiếu Nghĩa 1.357 1.322 734 (35) (2,58) (588) (44,48) 12. Thanh Bình 1.161 1.332 628 171 14,73 (704) (52,85) 13. Quới Thiện 1.405 1.483 760 78 5,55 (723) (48,75) 14. Trung Thành Tây 756 827 409 71 9,39 (418) (50,54) 15. Tân Quới Trung 1.645 1.582 890 (63) (3,83) (692) (43,74) 16. Trung Chánh 1.081 1.088 585 7 0,65 (503) (46,23) 17. Trung Thành Đông 874 705 473 (169) (19,34) (232) (32,91) 18. Trung Nghĩa 1.327 1.215 718 (112) (8,44) (497) (40,91) 19. Trung An 1.004 1.018 543 14 1,39 (475) (46,66) 20. Hiếu Thuận 642 730 335 88 13,71 (395) (54,11) Tổng cộng 22.264 22.365 12.032 101 0,45 (10.333) (46,20)

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Theo tổng kết báo cáo 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của ngân hàng theo các điểm giao dịch đa phần tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nhận được nguồn vốn hỗ trợ của NHCSXH, các hộ vay đã tái sản xuất sau đợt dịch bệnh mất mùa năm trước, có thu nhập, và có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điển hình là Trung Ngãi và Tân Quới Trung có doanh số tăng cao hơn 300% cùng kỳ năm trước do tại địa bàn xã mở các tổ gia công

đan đát tạo thêm nguồn thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp. Riêng chỉ có 2 xã có doanh số thu nợ giảm là Quới An và Hiếu Nhơn, đây là xã có đàn bò lớn nhất huyện, nên các hộ vay vốn mở rộng đàn bò và cải tạo đất trồng kém năng

suất chuyển sang trồng cỏ cho bò ăn, do mới đầu tư nên chưa thu hồi vốn, chưa thể trả nợ ngân hàng.

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo điểm giao dịch (6Th/2012-6Th/2013)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu 6Th/ 2012 6Th/ 2013 Chênh lệch Giá trị % 1. Trung Hiếu 496 687 191 38,51 2. Trung Thành 285 677 392 137,54 3. Thịtrấn Vũng Liêm 370 623 253 68,38 4. Hiếu Thành 334 561 227 67,96 5. Trung Ngãi 292 1.222 930 318,49 6. Quới An 412 382 (30) (7,28) 7. Hiếu Phụng 491 758 267 54,38 8. Tân An Luông 507 809 302 59,57 9. Hiếu Nhơn 340 306 (34) (10,00) 10. Trung Hiệp 246 654 408 165,85 11. Hiếu Nghĩa 470 668 198 42,13 12. Thanh Bình 447 653 206 46,09 13. Quới Thiện 517 835 318 61,51 14. Trung Thành Tây 256 651 395 154,30 15. Tân Quới Trung 516 2.161 1.645 318,80 16. Trung Chánh 329 565 236 71,73 17. Trung Thành Đông 241 433 192 79,67 18. Trung Nghĩa 407 866 459 112,78 19. Trung An 330 703 373 113,03 20. Hiếu Thuận 164 269 105 64,02 Tổng cộng 7.427 14.383 6.956 93,66

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

4.2.2.3. Doanh s thu n theo đơn v y thác

Từng Hội đoàn thể được cấu thành từ những Tổ VV&TK, mỗi tổ do tổ

trưởng quản lý, giám sát chịu trách nhiệm. Tổ trưởng có nhiệm vụ quản lý món vay của tổ viên từ khâu xin vay vốn, giải ngân tới khi trả nợ và tổ trưởng sẽ được hưởng hoa hồng trên mỗi hồ sơ vay vốn. Điều này cũng tạo động lực

để các tổ trưởng quản lý tốt tổ của mình, cũng như góp phần hỗ trợ công tác của các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.

Bảng 4.12: Doanh sốthu nợ ủy thác theo từng cấp hội (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị % Giá trị % 1. Hội nông dân 8.562 7.682 3.849 (880) (10,28) (3.833) (49,90) 2. Hội phụnữ 8.157 8.107 3.909 (50) (0,61) (4.198) (51,78) 3. Hội cựu chiến binh 3.681 3.611 2.414 (70) (1,90) (1.197) (33,15)

4. Đoàn thanh niên 1.871 2.965 1.860 1.094 58,47 (1.105) (37,27)

Tổng cộng 22.264 22.365 12.032 101 0,45 (10.333) (46,20)

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Doanh số thu nợ của Hội Nông dân có xu hướng giảm, năm 2011 giảm khoảng 10,28% (so với năm 2010), tiếp tục giảm 49,90% trong năm 2012 (so với năm 2011). Nguyên nhân thứ nhất là do doanh số cho vay ủy thác theo hội giảm làm doanh số thu nợ giảm theo. Thứ hai, giá cả mặt hàng nông sản không ổn định, giá nguyên vật liệu nông nghiệp tăng cao, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân, cũng như

khả năng trả nợ của họ. Và hai nguyên nhân này là lý do dẫn đến doanh số thu nợ của Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh giảm, vì mục đích vay vốn của những hội viên trong hai hội trên chủ yếu cũng là sản xuất nông nghiệp.

Đối với doanh số thu nợ của Đoàn Thanh niên có biến động tăng mạnh trong năm 2011, tăng khoảng 58,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là năm 2011 là năm mà nền kinh tế có khởi sắc sau thời kỳ khủng hoảng, gia đình của của các hộ vay có nguồn thu nhập ổn định nên số hộ vay trả nợ cho ngân hàng tăng lên. Sang năm 2012, là giai đoạn kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng trở lại,

ảnh hưởng việc làm và thu nhập các hộ vay, khiến trả năng trả nợ của hộ vay trong năm này giảm khá mạnh so với năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợủy thác theo từng cấp hội

đa phần có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, tăng cao nhất là doanh số

thu nợ dưới sự quản lý thông qua Hội phụ nữ (tăng khoảng 208,59% so với thời điểm năm 2010). Nguyên nhân là tình hình giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã được điều chỉnh hợp lý, được Nhà nước đảm bảo giữ ổn định. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai và dịch bệnh của năm trước đã được khắc phục tốt, người dân tái sản xuất có thu nhập và trả

nợ cho ngân hàng. Riêng đối với doanh số thu nợ thông qua Hội Thanh niên lại tiếp tục có xu hướng giảm mạnh. Thị trường lao động đang bảo hòa, các

doanh nghiệp làm ăn khó khăn, nhiều doanh nghiệp còn có chính sách giảm biên chế để giảm bớt chi phí nên gây nhiều khó khăn khi tìm việc của lực lượng lao động trẻ, mà đối tượng này lại là khách hàng chủ yếu của vay ủy thác thông qua Đoàn Thanh niên, làm kéo dài quá trình trả nợ của hộ vay. Tuy nhiên, khoản vay ủy thác thông qua Đoàn Thanh niên chiếm tỷ trọng không cao trong tổng cơ cấu, nên không ảnh hưởng tới tổng doanh số thu nợ của 6 tháng năm nay.

Bảng 4.13: Doanh sốthu nợ ủy thác theo từng cấp hội (6 Th/2012-6Th/2013)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu 6Th/ 2012 6Th/ 2013 Chênh lệch Giá trị % 1. Hội nông dân 2.685 4.450 1.765 65,74 2. Hội phụnữ 2.305 7.113 4.808 208,59 3. Hội cựu chiến binh 1.330 2.251 921 69,25

4. Đoàn thanh niên 1.107 569 (538) (48,60)

Tổng cộng 7.427 14.383 6.956 93,66

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Một phần của tài liệu thực trạng tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện vũng liêm chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)