Các giải pháp cơ bả n

Một phần của tài liệu thực trạng tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện vũng liêm chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 35)

Để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vũng Liêm đã đề ra các giải pháp cơ bản như sau:

 Tranh thủ sự chỉ đạo của NHCSXH cấp trên, UBND và Ban đại diện HĐQT các cấp, thực hiện tốt mối quan hệ với các Phòng ban nganh có liên quan, các tổchức chính trịxa hội, chính quyền các xã/thịtrấn trong quá trình

triển khai các chương trình tín dụng đối với hộnghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.

Nâng cao hiệu quả công tác giao ban giữa NHCSXH và các cấp Hội

đoàn thểnhận ủy thác để triển khai nhiệm vụtrong từng thời kỳ, đôn đốc thực hiện và giải quyết các tồn tại vướng mắc phát sinh từcấp cơ sở.

 Tích cực tham mưu cho UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện trong công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện, trong việc tổchức thực hiện có hiệu quảnhiệm vụchính trịcủa NHCSXH.

 Bám sát tiêu chí kếhoạch tín dụng được giao, phối hợp chặt chẽcác tổ

chức có liên quan để hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch (kế hoạch tín dụng, khoán tài chính, huy động tiết kiệm thông qua tổTK&VV).

Liên tục rà soát, kiện toàn hoạt động các Tổ TK&VV, nâng cao chất lượng hoạt động các điểm giao dịch xã và chất lượng giao ban định kỳ giữa NHCSXH và các Hội đoàn thể cấp xã. Tập trung đôn đốc thu hồi, xử lý các khoản nợ đên hạn, quá hạn kịp thời, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn phát sinh mới.

 Tổchức tập huấn nghiệp vụlại quy trình nghiệp vụcho các cán bộBan Xóa đói giảm nghèo xã, lãnh đạo Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp và các tổ

trưởng tổ TK&VV; tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu dư nợhàng năm của các cấp Hội đoàn thể nhận ủy thác cho va và kiểm tra, kiểm soát nội bộ

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN VŨNG LIÊM

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCSXH HUYỆN VŨNG LIÊM

Nguồn vốn tại NHCSXH huyện chủ yếu từ nguồn vốn điều chuyển từ

Trung ương hàng năm. Nguồn vốn ủy thác của địa phương và nguồn vốn huy

động từ tiền gửi của các tổ chức và tiền gửi của các thành viên Tổ TK&VV không đáng kể, chiếm tỷtrọng thấp. Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (2010-2012) Đvt: Triệu đồng Chỉtiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị % Giá trị % 1. Nguồn vốn cân đối từ Trung ương 111.768 124.639 132.151 12.871 11,52 7.512 6,03 2. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương 341 475 541 134 39,30 66 13,89 3. Nguồn vốn huy động tại địa phương 738 2.500 5.377 1.762 238,75 2.877 115,08 Tổng nguồn vốn 112.847 127.614 138.069 14.767 13,09 10.455 8,19

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Ngày đầu thành lập, NHCSXH huyện tiếp nhận tổng nguồn vốn là 11.492 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Ngân hàng phục vụ người nghèo là 7.216 triệu đồng, sử dụng cho chương trình cho vay hộ nghèo, còn lại 4.276 triệu đồng nhận từ Kho bạc Nhà nước, dùng cho chương trình cho vay giải quyết việc làm. Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng trưởng hằng năm, có thể thấy rõ qua 3 năm phân tích ở trên, tính đến ngày 31/12/2012 nguồn vốn đạt được là 138.069 triệu đồng, tăng tương đương 1.201,43% so với thời điểm nhận bàn giao. Nguyên nhân là do số chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng tăng, số người cần vốn cũng có nhu cầu vốn nhiều hơn, đòi hỏi nguồn vốn của ngân hàng cũng không ngừng nâng cao để đáp ứng cho người dân trong huyện.

N gu n: T n d ng N H C SX H h uy n V ũ ng L m H ìn h 4. 1: C ơ c ấ u ng u ồ n v ố n c ủ a ng ân h àn g (2 01 0- 20 12 )

Nhìn chung, nguồn vốn của NHCSXH huyện chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từTrung ương, qua 3 năm phân tích điều chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn trên 95%. Tuy nhiên, nguồn vốn này có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nguồn vốn ủy thác của địa phương và nguồn vốn huy động từ gửi của các tổ chức, các thành viên của Tổ TK&VV lại có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể, nhưng phần nào đó lại cho thấy được niềm tin của nhân dân địa phương vào ngân hàng ngày càng tăng và ngân hàng

đã có ý thức chủđộng hơn trong việc tìm nguồn vốn.

Tóm lại, NHCSXH Vũng Liêm hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận,

được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, không phải trích lập dự phòng,

được miễn thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, nên ngân hàng được dùng toàn bộ nguồn vốn để sử dụng cho vay các chương trình chính sách ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ đó tạo

điều kiện để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘNGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN VŨNG LIÊM HUYỆN VŨNG LIÊM

4.2.1. Doanh số cho vay

4.2.1.1. Doanh s cho vay theo thi hn

Ngân hàng chủ yếu cho vay tái sản xuất do huyện nhà đang trong giai

đoạn đổi mới bộ mặt nông thôn, nên thời hạn cho vay của ngân hàng chỉ là ngắn hạn và trung hạn.

Bảng 4.2: Doanh sốcho vay theo thời hạn (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị % Giá trị % - Ngắn hạn 17.737 15.160 9.122 (2.577) (14,53) (6.038) (39,83) - Trung hạn 7.602 6.705 3.910 (897) (11,80) (2.795) (41,69) Tổng cộng 25.339 22.365 13.032 (2.974) (11,74) (9.333) (41,73)

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Trong đó, cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Vì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ nông dân nghèo có nhu cầu về

vốn để sản xuất trong thời vụ thông thường không quá 1 năm (chăn nuôi heo, gà, vịt, trồng lúa, trồng hoa màu,…). Ngoài ra, ngân hàng áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn nhằm làm giảm bớt được rủi ro, vì thời gian đầu tư ngắn hạn

sẽ thu hồi vốn nhanh và nguồn vốn sẽ được luân chuyển liên tục nhằm phục vụnhu cầu tín dụng đối với đối tượng là hộnghèo.

Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, doanh sốcho vay của ngân hàng có xu hướng giảm cảvềngắn hạn lẫn trung hạn. Nguyên nhân là do ngân sách cho vay hộ nghèo giảm, vì theo thống kê của Chi cục Thống kê huyện Vũng Liêm, trong giai đoạn này trung bình mỗi năm huyện giảm khoảng 2 điểm % về tỷlệ hộ nghèo trên địa bàn. Trước tình hình đó nên số vốn này được phân bổ chuyển sang các chương trình cho vay khác. Xét về khía cạnh kinh tế thì việc giảm doanh số cho vay là chiều hướng xấu. Nhưng khi xét về khía cạnh xã hội thì xu hướng giảm doanh số cho vay tại ngân hàng chưa hẳn là xấu, vì khách hàng tại ngân hàng chính sách là những đối tượng chính sách khó khăn cần vốn, nên khi doanh số cho vay giảm có khảnăng là nhu cầu vốn của các hộ vay giảm, chứng tỏ số hộ nghèo tại địa phương giảm, hộ vay không còn thuộc đối tượng cho vay của ngân hàng nữa. Còn có một khả năng khác làm giảm doanh số cho vay mang chiều hướng xấu là do chính sách cho vay của ngân hàng không tốt, người vay không tiếp cận được vốn vay hoặc là do nguồn vốn dùng đểcho vay hộnghèo bịcắt giảm ảnh hưởng đến doanh sốcho vay tại ngân hàng.

Bảng 4.3: Doanh sốcho vay theo thời hạn (6Th/2012-6Th/2013)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu 6Th/ 2012 6Th/ 2013 Chênh lệch Giá trị % - Ngắn hạn 5.027 4.216 (811) (16,13) - Trung hạn 2.155 1.405 (750) (34,80) Tổng cộng 7.182 5.621 (1.561) (21,73)

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Xét 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay hộ nghèo giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là số hộ thuộc diện vay vốn giảm, vì các hộ vay vốn trước đó đã sử dụng vốn đúng mục đích vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh

đó việc lồng ghép các chương trình cho vay khác, cùng với các chương trình tập huấn chăn nuôi, trồng trọt để thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng cũng góp phần giúp người nghèo vượt lên khá giàu, có kiến thức, có vốn, có phương tiện sản xuất, có khả năng trả nợđúng hạn.

Ngoài nguồn vốn tín dụng chính thức trên, tại địa phương còn tồn tại song song hình thức tín dụng phi chính thức, loại hình tín dụng này tồn tại như

khi điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng chính thức khó khăn, phức tạp và còn mới đối với họ. Nguồn tín dụng phi chức thức chiếm thị phần khoảng 30% tổng cơ cấu về lĩnh vực tín dụngở Việt Nam, và thị phần này còn cao hơn khi chỉ xét trong khu vực nông thôn như tại địa bàn huyện Vũng Liêm. Các bộ

phận của khu vực tín dụng phi chính thức bao gồm người thân, bạn bè, hàng xóm, hụi họ và người cho vay. Một hình thức tín dụng mới được hình thành gần đây và dần trở thành một bộ phận của hình thức tín dụng phi chính thức, tín dụng nàyđược cấp bởi thương nhân địa phương hoặc các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Tại huyện Vũng Liêm, tín dụng phi chính thức là một tồn tại không thể chối bỏ, nó không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, chưa có một nghiên cứu chính thức nào nói lên việc tồn tại các hình thức tín dụng phi chính thức làm giảm doanh số cho vay trong những năm trở lại đây của ngân hàng tại địa phương. Nhưng việc ngân hàng phối hợp với các cơ

quan ban ngành liên quan tại địa phương hạn chế hoạt động của các hình thức tín dụng phi chính thức tiềm ẩn nhiều rủi ro, thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến các thông tin tín dụng ưu đãi cho các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách tại địa phương, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn rẻ, ưu

đãi từ ngân sách đến các đối tượng vay, thì sẽ góp phần thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng, cũng như góp phần vào việc hạn chế nạn cho vay nặng lãi, vỡ hụi,… tại địa phương.

4.2.1.2. Doanh s cho vay theo đim giao dch

Huyện Vũng Liêm có 19 xã và 1 thị trấn, tính đến thời điểm hiện tại thì trên địa bàn huyện có 20/20 xã thị trấn có điểm giao dịch cố định hàng tháng. Các điểm giao dịch được UBND xã, thị trấn tạo điều kiện cho mượn bàn ghế

và nơi giao dịch là tại Hội trường hoặc phòng tiếp dân của UBND xã, thị trấn. Tại các điểm giao dịch, ngân hàng trang bị đầy đủ biển hiệu, bảng công khai dư nợ tiền vay, tiền tiết kiệm của hộ vay, công khai lãi suất huy động, lãi suất cho vay, và có hòm thư góp ý theo đúng quy định của Ngân hàng cấp trên.

Bảng 4.3 bên dưới thống kê cho thấy mức độ biến động của doanh số

cho vay theo từng địa điểm giao dịch lưu động, trên địa bàn huyện Vũng Liêm trong giai đoạn 3 năm vừa qua (2010-2012).

Nhìn chung, doanh số cho vay hộ nghèo các xã trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Cho thấy số hộ nghèo tại các xã qua các năm đã giảm xuống, làm số hộ thuộc diện vay giảm, nên doanh số vay giảm phần vốn thuộc chương trình, điều chuyển sang các chương trình cho vay khác, để đảm bảo tận dụng hết nguồn vốn.

Bảng 4.4: Doanh sốcho vay theo điểm giao dịch (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Chỉtiêu N2010ăm 2011Năm N2012ăm Chênh lệch 2011- 2010 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị % Giá trị % 1. Trung Hiếu 1.669 1.502 864 (167) (10,01) (638) (42,48) 2. Trung Thành 996 873 488 (123) (12,35) (385) (44,10) 3. Thịtrấn Vũng Liêm 993 893 507 (100) (10,07) (386) (43,23) 4. Hiếu Thành 1.279 1.110 663 (169) (13,21) (447) (40,27) 5. Trung Ngãi 1.172 998 582 (174) (14,85) (416) (41,68) 6. Quới An 1.123 968 551 (155) (13,80) (417) (43,08) 7. Hiếu Phụng 1.478 1.278 732 (200) (13,53) (546) (42,72) 8. Tân An Luông 1.734 1.510 879 (224) (12,92) (631) (41,79) 9. Hiếu Nhơn 1.181 1.025 602 (156) (13,21) (423) (41,27) 10. Trung Hiệp 874 754 457 (120) (13,73) (297) (39,39) 11. Hiếu Nghĩa 1.561 1.429 846 (132) (8,46) (583) (40,80) 12. Thanh Bình 1.516 1.342 818 (174) (11,48) (524) (39,05) 13. Quới Thiện 1.712 1.537 921 (175) (10,22) (616) (40,08) 14. Trung Thành Tây 902 768 449 (134) (14,86) (319) (41,54) 15. Tân Quới Trung 1.780 1.561 891 (219) (12,30) (670) (42,92) 16. Trung Chánh 1.141 1.123 583 (18) (1,58) (540) (48,09) 17. Trung Thành Đông 823 746 408 (77) (9,36) (338) (45,31) 18. Trung Nghĩa 1.378 1.216 685 (162) (11,76) (531) (43,67) 19. Trung An 1.138 993 575 (145) (12,74) (418) (42,09) 20. Hiếu Thuận 889 839 531 (50) (5,62) (308) (36,71) Tổng cộng 25.339 22.365 13.032 (2.974) (11,74) (9.333) (41,73)

Nguồn: Tổ tín dụng NHCSXH huyện Vũng Liêm

Trong đó, điển hình các xã như Trung Thành, Quới An, Trung Ngãi và Trung Thành Tây là có tốc độ giảm doanh số cho vay nhanh là do địa bàn có số sổ hộ nghèo bị rút nhiều nhất. Nguyên nhân của việc giảm số hộ nghèo trên tất cả các xã là do, trong thời gian vừa qua, bất chấp bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, huyện Vũng Liêm đã tận dụng tốt các nguồn lực xã hội trong xây dựng nông thôn mới, đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng cơ sở hạ

tầng, như khánh thành cầu Dung Quất (xã Trung Hiếu), nâng cấp đường, xây nhà máy nước (xã Trung Hiệp), làm đường liên xã (Hiếu Nghĩa - Hiếu Thành), làm đường ranh (Thanh Bình - Quới Thiện), và nhiều công trình thủy lợi được

________________________________

(1)Theo sốliệu “Báo cáo tổng kết công tác của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm năm 2012 và kếhoạch năm 2013”, ngày 04/01/2013

khởi công, góp phần tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, nâng cao đời sống của người dân tại địa phương.Đến cuối năm 2012, 100% số xã của Vũng Liêm có

đường ô tô đến trung tâm, 100% ấp, khóm có đường xe hai bánh đi lại dễ dàng

ở cả hai mùa mưa nắng, 77% số hộ có nhà kiên cố, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/năm tăng gấp 1,93 lần so với năm 2008. Điện lưới quốc gia phủ kín 100% ấp, với trên 97% số hộ có điện sinh hoạt và sản xuất. Trên 87% số hộ có nước sạch hợp vệ sinh sử dụng(1).

Nhìn chung, việc cải thiện về cơ sở hạ tầng trong những năm vừa qua đã thu hút được một số hoạt động đầu tư về địa bàn huyện như phát triển cụm công nghiệp Trung Thành Đông và Trung Thành Tây, ngoài ra còn có dự án xây dựng trang trại nông nghiệp, thủy sản và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tại xã Thanh Bình, Quới Thiện, tạo thêm việc làm cho người dân tại huyện Vũng Liêm và vùng lân cận, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia.

Xét doanh số cho vay tại các điểm giao dịch có thể thấy, giữa các xã có sự chênh lệch doanh số cho vay khá lớn. Nhóm xã có doanh số cho vay thấp như Trung Thành, Trung Thành Tây, Trung Thành Đông, Hiếu Thuận và thị

trấn Vũng Liêm. Xét các địa phương trên nhận thấy được các vùng này có đặc

điểm chung là phát triển hơn so với mặt bằng chung của toàn huyện, là nơi tập trung cơ quan hành chính của huyện, các chợ lớn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh,… Trừ thị trấn Vũng Liêm, các xã còn lại đều có chung đặc điểm là diện tích tự nhiên hẹp, dân số trung bình thấp, số hộ dân có sổ hộ nghèo cũng thấp hơn các xã khác của huyện, trên cơ sở đó nên các xã này được phân bổ

vốn vay thấp hơn các nơi khác trong huyện dẫn đến doanh số cho vay cũng thấp hơn so với xã khác.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trên địa bàn các xã đều giảm so với cùng kỳ năm trước, do không có nhu cầu về vốn, tỷ lệ giảm cao hay thấp phụ thuộc vào mức nhu cầu vốn của từng xã. Tuy nhiên, có một sự

khác biệt trong xu hướng chung là xã Hiếu Thuận lại có doanh số cho vay

Một phần của tài liệu thực trạng tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện vũng liêm chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)