Dưới sự điều hành của Ban đại diện HĐQT NHCSXH, cũng như sự chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương ngân hàng từng bước có
được những điều kiện thuận lợi đểthực hiện chức năng của mình.
Có các điểm giao dịch phủ rộng khắp. Thực hiện văn bản 2362/NHCS ngày 29/09/2010 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc mở100% điểm giao dịch cấp xã, đã nâng số điểm giao dịch của huyện lên 20/20 xã, thị trấn có
điểm giao dịch. . Các điểm giao dịch này hoạt động cố định hàng tháng theo ngày, điều này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội và các đối tượng thụ hưởng như: tiết kiệm chi phí đi lại cho các khách hàng ở xa có nhu cầu giao dịch với ngân hàng; là cầu nối để các vùng nông thôn tiếp cận nhanh và
đầy đủnhất về các thông tin chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng nghèo và các đối tượng chính sách; việc tạo các điểm giao dịch cố định theo ngày hàng tháng còn tạo sự chủ động và thuận lợi nhất cho ngân hàng và khách hàng và đồng thời tạo điều kiện đểkiểm tra, giám sát chéo giữa các Ban ngành, nhân dân xã/thịtrấn và NHCSXH trong các hoạt động thực hiện chính
sách tín dụng của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, còn có đội ngũ nhân viên tín dụng và cán bộ các ngành liên quan nhiệt tính, năng động, về trình độ thì không ngừng được nâng cao. Trong thời gian qua, NHCSXH đã phối hợp với đoàn thể các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn triển khai 25 lớp nghiệp vụ, với 1.291 lượt các bộ tham gia bao gồm cán bộ ngân hàng, cán bộ hội đoàn thể, cán bộ về công tác xóa đói giảm nghèo.
Ngân hàng cho vay các chương trình tín dụng có lồng ghép với các chương trình kinh tế khác, phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, dạy nghề,… để các lao động nồng thôn gắn với nhu cầu thị trường, được tiếp xúc với kĩ thuật trong lao động và áp dụng các công nghệmới và sản xuất, nhằm tạo việc làm, góp phần để địa phương có điều kiện giảm nghèo.