Tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ Hình 2.6, kết quả thu được đã được thể hiện qua Hình 3.9.
Hình 3.8.Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Sả lên các vi khuẩn chỉ thị.
Chú thích:
+ A, B, C biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn E. coli. + a, b, c biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn S.aureus. + a, b, c biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn Salmonella.
a) b) c)
Hình 3.9.Hình hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Sả chiết bằng bốn thời gian chiết 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ trên một số vi khuẩn chỉ thị: a) E.coli. b) S.aureus. c) Salmonella.
Nhận xét:
TừHình 3.8 và Hình 3.9 có nhận xét sau:
Khi dịch chiết được chiết bằng dung môi ethanol 700 tại nhiệt độ 400C trong thời gian 6 giờ đã cho vòng kháng khuẩn lớn nhấtở cả ba đĩa cấy chứa ba vi khuẩn chỉ thị E.coli, S.aureus, Salmonella, cụ thể là đối với đĩa cấy vi khuẩn E. coli cho vòng kháng có đường kính 2,2 mm; đối vớiđĩa cấy vi khuẩn S.aureus cho vòng kháng có đường kính 7,3 mm và đối vớiđĩa cấy vi khuẩn Salmonella cho vòng kháng có đường kính là 7,7 mm.
Từ kết quả trên cho thấy khi chiết ở thời gian 6 giờ, vòng kháng của các vi khuẩn chỉ thị là lớn nhất, điều đó chứng tỏ rằng với thời gian chiết 6 giờ thì dịch chiết Sả có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất.
Giải thích kết quả
Khi thời gian chiết kéo dài sẽ giúp dung môi thẩm thấu vào trong từng tế bào Sả qua các mao quản, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khuếch tán các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn vào trong dung môi.
Khi bắt đầu chiết, các chất có phân tử lượng nhỏ sẽ được hòa tan và khuếch tán vào trong dung môi, sau đó mới đến các chất có phân tử lượng lớn (thường là tạp như nhựa, keo,…). Do đó nếu thời gian chiết ngắn thì sẽ không chiết được hết hoạt chất trong dược liệu. Nhưng nếu thời gian chiết dài quá, dịch chiết sẽ lẫn nhiều tạp chất. Lúc đầu các chất có trong Sả nhiều, nên sự khuếch tán chúng ra khỏi tế bào nhanh và mạnh. Nhưng dần dần khi lượng dung môi đã ngấm sâu vào trong các thành phần của Sả, lúc này nồng độ chất tan có trong dung môi và Sả gần đạt trạng thái bão hòa và hàm lượng chất kháng khuẩn trong Sả đã giảm so với ban đầu do đã khuếch tán ra môi trường dung môi, sự khuếch tán chất kháng khuẩn ra khỏi tế bào của Sả cũng giảm và chậm hơn. Do đó khả năng hòa tan của chúng vào môi trường chiết sẽ giảm và dần ổn định, hiệu suất chiết sẽ không tăng, từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng các chất trong dịch chiết, gây tổn thất các chất do bay hơi hoặc do để lâu làm mất hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Sả.