Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi chiết đến khả năng kháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của dịch chiết từ cây sả (cymbopogon citratus stapf) (Trang 59)

của dịch chiết Sả

Sau khi tiến hành theo thí nghiệm 3, kết quả được thể hiện qua Hình3.4và Hình3.5.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ NL/DM đếnhoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Sả lên các vi khuẩn chỉ thị.

Chú thích:

+ A, B, C biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn E. coli. + a, b, c biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn S.aureus. + a, b, c biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn Salmonella.

a) b) c)

Hình 3.5.Hình hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Sả chiết bằng bốn tỉ lệ NL/DM chiết (1) 1/5, (2) 1/10, (3) 1/15, (4) 1/20 trên một số vi khuẩn chỉ thị : a) E.coli. b) S.aureus. c) Salmonella.

Nhận xét:

Nhìn vàoHình 3.4 và Hình 3.5có nhận xét sau:

Khi chiết với tỉ lệ NL/DM là 1/10 thì dịch chiết thu được có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đối với cả 3 vi khuẩn chỉ thị (3,3 mm – 5,9 mm). Với các tỉ lệ còn lại thì dịch chiết thu được có hoạt tính kháng khuẩn thấp hơn.

Sử dụng tiêu chuẩn Tukey trong phần mềm SPSS để xử lý số liệu, so sánh tổng thể có được những kết quả sau:

+ Đối với đĩa cấy vi khuẩn E.coli, khi dịch chiết được chiết với tỉ lệ

NL/DM:1/10 cho vòng kháng lớn nhất có đường kính là 3,3 mm; ở tỉ lệ NL/DM:1/5 cho vòng kháng nhỏ nhất có đường kính 1,2 mm; còn tại tỉ lệ NL/DM: 1/15, 1/20 thì vòng kháng gần bằng nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa với đường kính lần lượt là 1,8 mm và 1,7 mm.

+ Tương tự như vậy, đối vớiđĩa cấy vi khuẩn S.aureus và Salmonella thì dịch chiết được chiết với tỉ lệ NL/DM: 1/10 cũng cho vòng kháng lớn nhất với đường kính lần lượt là 5,3 mm và 5,9 mm.

Giải thích kết quả

Khi tỉ lệ NL/DM giảm tức lượng dung môi sử dụng tăng, các chất có hoạt tính kháng khuẩn trong Sả sẽ cóđiều kiện hòa tan tốt vào dung môi bởi lượng dung môi lớn sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc của dung môi và chất tan. Từ đó, làm tăng chênh lệch nồng độ chất tan giữa dung môi và nguyên liệu, chất tan có trong tế bào Sả dễ khuếch tán ra dung môi chiết, làm cho hàm lượng các chất kháng khuẩn có trong dịch chiết tăng lên. Tại tỉ lệ NL/DM: 1/5, lượng dung môi quáít, sự chênh lệch nồng độ chất tan và dung môi thấp nên quá trình khuếch tán các chất kháng khuẩn từ trong nguyên liệu ra ngoài dung môi kém, dẫn đến dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn yếu cụ thể là vòng tan chỉ có đường kính 1,2 mm.

Tại tỉ lệ NL/DM: 1/15 và 1/20, với tỷ lệ NL/DM quá lớn thì khi chiết đến một thờiđiểm nàođó sự chênh lệch nồng độ giữa nguyên liệu và dung môi sẽ giảm xuống đạt trạng thái bão hòa, lúc này tốc độ chất tan khuếch tán ra ngoài dung môi chậm lại, mật độ các chất tan cần chiết trong dung môi thấp,bên cạnhđó còn phảitiêu tốn một

năng lượng lớn để đuổi dung môi. Cụ thể là quá trình cô quay chân không sẽ diễn ra lâu hơn, điều này sẽ gây tổn thất một lượng các chất kháng khuẩn dễ bay hơi trong dịch chiết Sả, làm cho khả năng kháng khuẩn giảm, vậy nên ở tỉ lệ NL/DM 1/15 và 1/20 thì vòng tan nhỏ hơn so với dịch chiếtđược chiếtở tỉ lệ 1/10.

Vì vậy, khi chiết mẫu với tỉ lệ NL/DM là 1/10 sẽ thu được dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của dịch chiết từ cây sả (cymbopogon citratus stapf) (Trang 59)