Ảnh hưởng của nồngđộ dung môi chiết đến khả năng kháng khuẩn của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của dịch chiết từ cây sả (cymbopogon citratus stapf) (Trang 54)

ba đĩa chứa ba loại vi khuẩn E.coli, S.aureus, Salmonella, dịch chiết chỉ làm cho vi khuẩn yếuđi chứ chưa kháng hoàn toàn được, điềuđó nói lên rằng khi dùng dung môi nước để chiết tinh dầu Sả Chanh sẽ không thu được dịch chiết có khả năng kháng khuẩn tốt.

Giải thích kết quả:

Ethanol là một dung môi phân cực proticcó hằng số điện môi là 24,55. Ethanol thường thích hợp làm dung môi chiết các chất tan mang điện tíchâm. Trong khi đó aceton thuộc nhóm dung môi phân cực aprotic có hằng số điện môi là 20,7; nó sẽ hòa tan tốt hơn các chất tan mang điện tích dương. Thành phần chính trong tinh dầu Sả là hợp chất citral, mạch của citral có gốc CHO- mang điện âm, mà dung môi ethanol có khả năng hòa tan và chiết các chất mang điệnâm tốt. Trong Hình 3.1, thấy dịch chiếtđược chiết bằng dung môi ethanol và aceton có kết quả kháng khuẩn như nhau (P > 0,05). Điều này có nghĩa là trong dịch chiết, ngoài citral còn có những đồng phân mang điện tích dương có khả năng kháng khuẩn. Xét thấy dung môi ethanol có tính phổ biến hơn, giá thành rẻ hơn, tính độc hại ít và dễ thu hồi tái sử dụng hơn nên nó được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến khả năng kháng khuẩn của dịch chiết Sả chiết Sả

Sau khi tiến hành theo thí nghiệm 2, kết quả được thể hiện qua Hình 3.2 và Hình3.3.

Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Sả lên các vi khuẩn chỉ thị.

Chú thích:

+ A, B, C biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn E. coli. + a, b, c biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn S.aureus. + a, b, c biểu thị sự khác biệt với mức ý nghĩa P < 0,05 đối với vi khuẩn Salmonella.

a) b) c)

Hình 3.3.Hình ảnh đường kính vòng tan thu được của dịch chiết Sả chiết bằng bốn nồng độ dung môi chiết(1) ethanol 60%, (2) ethanol 70%, (3) ethanol 80%, (4) ethanol 90% trên một số vi khuẩn chỉ thị: a) E.coli.b) S.aureus. c) Salmonella

Nhận xét:

Nhìn vàoHình 3.3 và Hình 3.2thấy rằng khi chiếtở nồng độ ethanol 70% sẽ cho dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất ở cả 3 vi khuẩn chỉ thị (4,5 mm – 6 mm). Còn tại nồng độ ethanol 60% thì dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất (1,3mm). Khi sử dụng nồng độ ethanol tăng lên là 80% và 90% thì dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn giảm đi khá nhiều so với nồng độ 70% và không khác biệt.

Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Tukey trong phần mềm SPSS để xử lí số liệu, so sánh sự khác biệt giữa các nồng độ với nhau. Có những nhận xét sau:

+ Đối với đĩa cấy vi khuẩn E.coli, dịch chiết được chiết ở nồng độ dung môi ethanol 70% cho vòng kháng lớn nhất đường kính là 4,5 mm có sự khác biệt hoàn toàn so với các dịch chiết được chiết ở các nồng độ dung môi khác, như ethanol 60% chỉ cho vòng kháng có đường kính là 1,3 mm; ethanol 80% là 1,7 mm và ethanol 90% là 1,8 mm.

+ Đối với đĩa cấy vi khuẩn S. aureus, khi chiết với ethanol 70% cho vòng

kháng cao nhất đường kính là 5,3 mm; ethanol 60% cho vòng kháng nhỏ nhất có đường kính là 1,3 mm; còn đối với ethanol 80% và ethanol 90% thì có vòng kháng gần bằng nhau không có sự khác biệt nhiều có đường kính lần lượt là 2 mm và 2,2 mm.

+ Đối với đĩa cấy vi khuẩn Salmonella, qua Hình 3.3 cũng như Hình 3.2cho thấy dịch chiết Sả Chanh có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đối với loài vi khuẩn này, khi chiết với ethanol 70% cho đường kính vòng kháng lớn nhất là 6 mm; ethanol 60% thì cho đường kính nhỏ nhất là 1,3 mm; còn lại ethanol 80% và ethanol 90% thì cho vòng kháng gần như bằng nhau không có sự khác biệt, đường kính lần lượt là 2,4 mm và 2,3 mm.

Giải thích kết quả:

Trong Sả Chanh, thành phần chính có hoạt tính kháng khuẩn là citral. Citral là chất có độ phân cực trung bình nên thích hợp chiết bằng dung môi ethanol hơn dung môi nước. Vậy khi tăng nồng độ dung môi ethanol lên từ 60% đến 70% thì khả năng hòa tan các chất có hoạt tính kháng khuẩn này sẽ tăng theo. Nhưng khi nồng độ ethanol tăng đến 80% và 90% thì hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lại giảm đi.

Dễ thấy rằng khi tăng nồng độ ethanol lên thì hàm lượng nước trong đó giảm đi. Các chất có hoạt tình kháng khuẩn khác trong Sả chanh là nhóm flavonoid, elemon,… tuy hàm lượng không nhiều nhưng lại chứa một số chất có độ phân cực mạnh, phù hợp với dung môi nước hơn. Khi tăng nồng độ ethanol lên thì hàm lượng nước trong dung môi khi đó lại giảm đi dẫn đến dịch chiết thu được sẽ hạn chế việc chiết được các chất này. Bên cạnh đó, nồng độ ethanol càng cao lại rất dễ gây ra hiện tượng mất hoạt tính của các chất kháng khuẩn sau khi được khuếch tán ra dung môi. Một nguyên nhân khác cũng có thể dự đoán là khi dung môi muốn hòa tan được một chất tan thì nó các phân tử dung môi phải có một lực hút với các phân tử chất tan. Nếu nồng độ quá cao như 80%, 90% thì lúc này mật độ các phân tử ethanol trong dung môi giữa phân tử ethanol với các chất tan trong nguyên liệu chiết, khi đó khó có thể chiết triệt để được các chất tan và dịch chiết Sả thu được không có hoạt tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, ethanol 70% là nồng độ thích hợp nhất để chiết tinh dầu Sả Chanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của dịch chiết từ cây sả (cymbopogon citratus stapf) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)