- Giảm giá, chiết khấu hợp lý với những khách hàng mua số lượng lớn và thanh toán đúng hạn.
- Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi. Bởi lẽ, trên thực tế, rõ ràng là nếu công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ lớn hơn nhưng sẽ khiến cho khách hàng khó chịu dẫn
đến việc họ có thể cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với công ty. Vì vậy, hết thời hạn thanh toán, nếu khách hàng vẫn chưa trả tiền thì công ty có thể tiến hành quy trình thu hồi nợ theo các cấp độ:
+ Gọi điện, gửi thư nhắc nợ, thư khuyên nhủ hoặc thư chuyển cho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp.
+ Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.
+ Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.
Mặt khác, đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh.
Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, công ty có thể nghiên cứu xem xét chính sách thay thế tín dụng bằng đáo nợ (Factoring). Thực chất của chính sách này là việc doanh nghiệp giảm thiểu các khoản phải thu, phải trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra một bức tranh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh thông qua một loại công ty tài chính trung gian là Factoring. Các khoản phải thu, phải trả xuất hiện khi công ty có việc mua chịu và bán chịu. Khi đó, công ty Factoring sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản này với một tỷ lệ chiết khấu thoả thuận (thông thường là cao hơn lãi suất vay tín dụng ngắn hạn).