Thực hiện các hình thức kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện yên lập, tỉnh phú thọ luận văn ths (Trang 64)

trong đơn vị, ảnh hƣởng của sự không đồng bộ trong việc bối trí máy móc, thiết bị, phƣơng tiện làm việc…

2.2.4. Thực hiện các hình thức kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động động

Nhu cầu con ngƣời và ngƣời lao động nói riêng là vô tận, nó không có giới hạn, không biết khi nào mới đảm bảo cho sự thoả mãn nhu cầu của con ngƣời. Song thoả mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần dù ít hay nhiều thì phần nào nó cũng tạo động cơ là động lực thúc đẩy con ngƣời tích cực lao động và hăng say làm việc. Xuất phát từ nhận thức đó mà các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tạo động cơ cho ngƣời lao động bằng các hình thức kích thích vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động để tạo niềm tin, sự yên tâm công tác, hứng thú và hăng say trong lao động.

Tại Bƣu điện huyện Yên Lập tiền lƣơng là một hình thức cơ bản để thoả mãn nhu cầu và khuyến khích vật chất đối với ngƣời lao động. Việc trả lƣơng cho ngƣời lao động ở Bƣu điện huyện Yên Lập đƣợc tuân theo quy chế phân phối tiền lƣơng của Bƣu điện tỉnh Phú Thọ xây dựng dựa trên cơ sở về qui chế tiền lƣơng của Tổng công ty ban hành. Theo đó, tiền lƣơng và các hình thức phân phối tiền lƣơng đƣợc quy định nhƣ sau: Tiền lƣơng là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên. Việc trả lƣơng đúng với năng lực cống hiến của ngƣời lao động chính là thực hiện đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng nâng cao ý thức trách nhiệm hiệu quả công việc của mỗi ngƣời. Quy chế phân tiền lƣơng phải đƣợc gắn giữa giá trị lao động của cá nhân và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị và toàn Bƣu điện tỉnh Phú Thọ, đạt mục tiêu năng suất chất lƣợng, hiệu quả, thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích việc tăng năng suất lao động, tránh tình trạng phân phối bình quân làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, đảm bảo sự dân chủ, công bằng và phổ biến đến từng ngƣời lao động. Về nguyên tắc trả lƣơng Bƣu điện tỉnh Phú Thọ tuân thủ theo quy chế trả lƣơng của Tổng công ty ban hành và Bƣu điện huyện Yên Lập là đơn vị trực thuộc Bƣu điện tỉnh Phú Thọ nên cũng phải tuân

thủ theo nguyên tắc đó. Theo đó, nguyên tắc trả lƣơng của Bƣu điện huyện Yên Lập cho mỗi lao động là:

Thứ nhất là phân phối theo lao động, trả lƣơng theo việc và kết quả hoàn thành công việc.

Thứ hai là những ngƣời thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị đƣợc trả lƣơng cao.

Thứ ba là không phân phối tiền lƣơng bình quân cân bằng; hệ số giãn cách tiền lƣơng giữa ngƣời có hệ số mức độ phức tạp công việc cao nhất và thấp nhất không quá 7 lần.

Thứ tư là phân phối tiền lƣơng phải gắn với nội dung quản lý nhân sự khác nhƣ: Đào tạo, tuyển chọn, bồi dƣỡng, thu hút và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực.

Thứ năm là quy chế phân phối tiền lƣơng phải đƣợc tập thể lao động thảo luận, thông qua và phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tiền lƣơng phân phối cho lao động của đơn vị gồm hai phần:

- Tiền lƣơng chính sách (TLcs): Phân phối theo lƣơng cấp bậc, các khoản phụ cấp lƣơng theo qui định chung của Nhà nƣớc.

- Tiền lƣơng khoán (TLk): Phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ phức tạp công việc của từng lao động.

Tiền lƣơng tháng của từng lao động đƣợc xác định theo công thức: TLCN = TLCS + TLKCN

Trong đó: TLCN : Tiền lƣơng tháng cá nhân.

TLCS : Lƣơng chính sách theo chế độ và ngày công thực tế làm việc của công nhân.

TLKCN : Tiền lƣơng khoán thực hiện tháng.

Tiền lƣơng chính sách trả cho ngƣời lao động hàng tháng gồm: Tiền lƣơng cấp bậc, phụ cấp lƣơng tính theo ngày thực tế công tác và các ngày nghỉ đƣợc hƣởng

Phụ cấp lƣơng gồm phụ cấp khu vực: 0,30. Ngoài ra còn có phụ cấp lƣơng theo thâm niên công tác trong ngành.

Tiền lƣơng khoán thực hiện hàng tháng của từng lao động đƣợc tính nhƣ sau: TLK

TLKCN = xHPTxNTxHKHxHCL

(HKHxHCLxHPTxNT) TLKCN: Lƣơng khoán tháng của cá nhân.

TLK: Quĩ tiền lƣơng khoán tháng thực hiện của đơn vị. HPT: Hệ số mức độ phức tạp công việc của cá nhân. HKH: Hệ số thực hiện kế hoạch trong tháng.

HCL: Hệ số chất lƣợng công tác tháng.

NT: Số ngày công lao động thực tế của cá nhân trong tháng.

(Nguồn:Qui chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân của Bưu điện tỉnh Phú Thọ )

Nhƣ vậy ta có thể thấy rằng cách thức trả lƣơng của Bƣu điện huyện Yên Lập theo quy chế Bƣu điện tỉnh Phú Thọ ban hành đã nâng cao vai trò khuyến khích vật chất của tiền lƣơng, xác định đúng đắn mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập và cống hiến của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, tiền lƣơng còn đảm bảo tái sản xuất sức lao động, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động, không bình quân hoá, là động lực kích thích ngƣời lao động hăng say lao động, khuyến khích họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần sáng tạo và gắn bó với công việc đƣợc giao.

Ngoài việc đảm bảo thoả mãn nhu cầu vật chất, Bƣu điện huyện Yên Lập còn chú trọng đến những biện pháp nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của ngƣời lao động. Trƣớc hết là việc Bƣu điện huyện Yên Lập luôn đảm bảo đủ việc làm cho ngƣời lao động, an toàn tuyệt đối cho ngƣời và phƣơng tiện, mỗi năm đều có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ngƣời lao động (khám sức khoẻ, phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ hoặc khi cần thiết…), tổ chức thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn với ngƣời

lao động, tổ chức sinh nhật cho cán bộ công nhân viên, tổ chức tham quan du lịch…tạo cho họ an tâm , tin tƣởng để sản xuất kinh doanh, thấy đƣợc niềm vui, phấn khởi trong lao động sáng tạo nhằm taọ ra của cải vật chất cho bản thân và xă hội. Hơn nữa, lãnh đạo đơn vị còn quan tâm đến việc tạo ra bầu không khí lao động sáng tạo, mọi ngƣời hiểu biết, tin tƣởng, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể ngƣời lao động, ở đó mỗi cán bộ công nhân viên đều muốn gắn bó với cơ quan, hăng say lao động, trân trọng thành quả lao động của mình và của mọi ngƣời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại bưu điện huyện yên lập, tỉnh phú thọ luận văn ths (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)