0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nâng cao đạo đức và tác phong lao động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 78 -78 )

Phẩm chất đạo đức và tác phong của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải coi trọng cả vấn đề đạo đức và tác phong làm việc của người lao động.

Nhằm tạo cho nhân viên khách sạn có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và tác phong lao động công nghiệp, khách sạn cần thiết phải thực hiện giải pháp xây dựng văn hóa khách sạn đề cao giá trị đạo đức và tác phong lao động. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao đạo đức kinh doanh sẽ góp phần vào sự cam kết và tận tâm của người lao động, hình thành nên một tác phong làm việc chuyên nghiệp cho mỗi người lao động. Một khi giá trị đạo đức trong kinh doanh và tác phong lao động được đề cao thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên, giúp cho doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng và thu được lợi nhuận ngày càng tăng.

Để xây dựng văn hóa khách sạn đề cao giá trị đạo đức và tác phong làm việc các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

- Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động hiệu quả. Các khách sạn phải xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động hiệu quả để đảm bảo cho tất cả các nhân viên hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách lao động, quy định pháp lý. Tính hiệu quả của một chương trình tuân thủ đạo đức được xác định bởi các thiết kế và việc thực hiện của nó, đó là phải giải quyết một cách có hiệu quả những nguy cơ liên quan đến khách sạn trên cơ sở được thiết kế để “phòng” chứ không phải “chống” các hành vi sai phạm, và phải trở thành một bộ phận của văn hóa tổ chức.

Một chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cấp cao. Chương trình này cần có sự tham gia của ban giám đốc hay người chủ khách sạn. Giám đốc cấp cao bao gồm chỉ một người hay một ban giám đốc chịu trách nhiệm về chương trình này với vai trò là điều phối viên thực hiện chương trình tuân thủ đạo đức, còn lại các cấp quản lý phải trợ giúp và tham gia vào quá trình tuân thủ đạo đức và chính sách lao động.

- Thực hiện phổ biến và truyền đạt có hiệu quả chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động.

Các khách sạn có thể phổ biến các tiêu chuẩn đạo đức và tác phong lao động của mình thông qua các chương trình đào tạo. Mục tiêu của chương trình đào tạo là nhằm nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên về các vấn đề về đạo đức và khả năng nhận biết chúng, nhằm thông báo cho nhân viên các quy trình và điều lệ liên quan, nhằm xác định những người có thể giúp có thể giúp nhân viên giải quyết các rắc rối về đạo đức hay tình huống công việc. Công tác đào tạo và tuyên truyền cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của khách sạn.

Ngoài ra khách sạn cần tiến hành việc tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về chủ đề đạo đức, tác phong lao động và văn hóa kinh doanh.

Tổ chức các cuộc hội thảo về chủ đề đạo đức và văn hóa kinh doanh với sự tham gia của toàn thể nhân viên khách sạn, giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống , giá trị cá nhân trong các cuộc xung đột , tầm quan trọng của đạo đức với sự thành công. Tất cả những chủ đ ề đó đều sẽ khơi gợi trong tâm trí nhân viên những suy nghĩ tích cực , giúp họ xác định được hành vi bản thân cùng biện pháp khắc phục trong việc xử lý các tình huống công việc.

- Thiết lập một hệ thống điều hành việc duy trì, kiểm tra việc tuân thủ đạo đức và tác phong làm việc.

Việc tuân thủ tức là so sánh việc làm của nhân viên với các tiêu chuẩn của tổ chức. Sự tuân thủ có thể được đo lường thông qua việc quan sát nhân viên. Khách sạn có thể thiết lập một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm, để phục vụ cho công tác điều hành và đánh giá việc tuân thủ chương trình đạo đức và tác phong lao động. Một phương pháp khác là dùng bảng hỏi thăm dò nhận thức đạo đức, tác phong làm việc của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và chính

bản thân họ, là cơ sở để cung cấp thông tin cho ban giám đốc cải tiến chương trình đạo đức và tác phong lao động.

Ngoài ra, khách sạn cần có các chính sách thưởng , phạt nghiêm minh v ề hành vi đạo đức và tác phong lao động.

Một hệ thống đánh giá, thưởng phạt nghiêm minh sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc và gắn bó với khách sạn. Các cấp quản lý và phòng nhân sự có nhiệm vụ xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên ở khách sạn và các tiêu chí này phải được hoàn thành bằng văn bản cụ thể. Các tiêu chí đánh giá cần được quan tâm bao gồm: nhiệt tình với công việc, số giờ làm việc tại công ty, kết quả công việc hoàn thành, quan hệ trong công tác, tinh thần học hỏi, cầu tiến, đánh giá tốt của đồng nghiệp, đánh giá của khách đến nghỉ tại khách sạn… Khách sạn cần giữ vững và tạo ra những giá trị mới làm hài lòng khách hàng trong thái độ phục vụ của nhân viên; luôn nhắc nhở họ về triết lý kinh doanh của khách sạn, coi khách hàng là thượng đế. Khách sạn phải có quy định xử lý rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc với những nhân viên phục vụ có ý thức kém gây mất lòng tin của khách hàng; tạo uy tín lâu dài, tạo cảm giác gia đình ấm cúng khi lưu trú hay sử dụng dịch vụ của khách sạn đối với từng khách hàng đến với khách sạn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao giá trị đạo đức và tác phong lao động là quá trình đầu tư dài hạn nhằm hướng đến một sự phát triển bền vững. Công cuộc xây dựng văn hóa khách sạn đề cao giá trị đạo đức và tác phong lao đ ộng cần được thực hiện từ cấp hội đồng quản trị tới các phòng, ban và toàn thể nhân viên khách sạn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 78 -78 )

×