Nhân viên giỏi là những người chủ chốt trong công việc với vai trò dẫn dắt tập thể hướng tới thực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, các khách sạn luôn tìm mọi biện pháp để có được một đội ngũ lao động có tiềm năng và năng lực nhất. Để thực hiện chính sách thu hút và duy trì những nhân viên giỏi các khách sạn cần phải thực hiện:
Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng: các đơn vị sử dụng lao động cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Mỗi bộ phận trong đơn vị cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.
Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng.
Sử dụng lao động hợp lý: vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy người lao động vận dụng được khả năng trí tuệ của họ vào công việc mà họ đang đảm nhiệm. Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động để bố trí đảm bảo “đúng người đúng việc”. Việc bố trí người lao động phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc,
sao cho khối lượng công việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hợp với khả năng thực tế của họ. Cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc.
3.3.2.5. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động
Thị trường lao động đang ngày càng cạnh tranh nên người lao động càng có nhiều cơ hội để lựa chọn chỗ làm. Do đó các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc duy trì nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng cao. Đối với các khách sạn, để duy trì nguồn nhân lực, các khách sạn cần phải hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện công tác tiền lương của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người lao động vừa bảo đảm các mục tiêu kinh doanh, phát triển.
Phát triển các hình thức thưởng và đãi ngộ khác đối với người lao động như: thưởng đối với những nhân viên cung cấp đươc các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng như được khách hàng khen ngợi; thưởng cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng sáng kiến…
3.3.2.6. Tăng cƣờng liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo
Hằng năm các cơ sở đào tạo ngành du lịch nói chung và nghề khách sạn nói riêng tại Lâm Đồng cung cấp khoảng 2000 lao động ở các hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Với số lượng nhân lực được đào tạo như vậy nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các khách sạn vẫn cho rằng lao động lành nghề, kiến thức và kỹ năng nghề của học sinh mới tốt nghiệp có khoảng cách khá xa giữa đào tạo và yêu cầu thực tế khách sạn.
Tình hình đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các khách sạn.
- Khách sạn liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện các chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng. Như vậy, khách sạn nên có sự phối hợp với các cơ sở đào tạo để cùng trao đổi và lên chương trình đào tạo phù hợp với các yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
- Khách sạn nên có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học có điều kiện tham gia thực tập, thực tế tại trong môi trường làm việc của khách sạn. Từ quá trình thực tập của sinh viên, khách sạn có thể quan sát và tìm được lao động phù hợp với nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới.
- Khách sạn phối hợp chặt chẽ với các trường trong quá trình tuyển dụng, thông qua đó có thể tìm kiếm được những ứng cử viên có tiềm năng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho mình
Ngoài sự phối hợp với các trường hay trung tâm đào tạo, khách sạn cần đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp khác trong công tác đào tạo. Khách sạn có nhu cầu đào tạo có thể mời các chuyên gia là những người có kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao để huấn luyện, đào tạo và hướng dẫn nhân viên.
3.3.3. Nâng cao khả năng phối hợp trong công việc
Kinh doanh khách sạn là một công việc đòi hỏi sự phối hợp hết sức đặt biệt giữa các bộ phận với nhau. Khả năng phối hợp trong công việc giữa các nhân viên và giữa các bộ phận với nhau là yêu cầu cần thiết, và có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn. Để thực hiện vấn đề này, ở tất cả các khách sạn đều thực hiện một chức năng quan trọng là tổ chức một số lượng lớn các cuộc họp hằng năm với một kế hoạch và thành phần khá phức tạp. Các cuộc họp sẽ là phương tiện cần thiết để thực hiện việc làm thông suốt mọi vấn đề cho các cấp từ lãnh đạo đến nhân viên. Thông thường tổng giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm đầu tiên cho việc tổ chức các các cuộc họp này. Các cuộc họp trong khách sạn rất đa
dạng, đề cập đến rất nhiều vấn đề trong khách sạn như hoạt động điều hành hàng ngày, hoạt động xảy ra trong từng bộ phận và giữa các bộ phận với nhau về tài chính, nhân sự, tiếp thị.
Một trong những nguyên tắc tổ chức mà khách sạn cần tiến hành để khắc phục những sai sót thường xảy ra mà nhiều khách sạn thành công trên thế giới đã áp dụng là phải đưa ra một cơ cấu họp hành chính thức nhằm đẩy mạnh sự hợp tác và sự cung cấp thông tin giữa các bộ phận với nhau. Cơ chế họp hành được quản lý và tổ chức bởi Ủy ban điều hành hoạt động (EOC – executive oprerating commitee), chính là đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất trong việc phối hợpcác hoạt động giữa các bộ phận với nhau. Đơn vị này bao gồm tổng giám đốc và các giám đốc của những bộ phận chức năng, đây là phương tiện rất hữu hiệu để thông tin và phối các hoạt động trong khách sạn. Tổng giám đốc sử dụng Ủy ban điều hành hoạt động để thúc đẩy trách nhiệm tập thể nhằm đưa khách sạn đến thành công, nhằm phát triển sự nhất trí của tập thể khi có vấn đề quan trọng và để khích lệ sự hợp tác phối hợp giữa các bộ phận với nhau.
Công việc được phối hợp chặt chẽ với nhau phụ thuộc vào cơ chế điều khiển hoạt động giữa các bộ phận và trong cùng bộ phận cho người quản lý chịu trách nhiệm. Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến ý thức, sự tự giác chính là mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. Vì vậy, khách sạn phải phát triển mối quan hệ thân thiện, gắn bó, hợp tác giữa các nhân viên với nhau để mọi người cùng quan tâm chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
3.3.4. Nâng cao đạo đức và tác phong lao động
Phẩm chất đạo đức và tác phong của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải coi trọng cả vấn đề đạo đức và tác phong làm việc của người lao động.
Nhằm tạo cho nhân viên khách sạn có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và tác phong lao động công nghiệp, khách sạn cần thiết phải thực hiện giải pháp xây dựng văn hóa khách sạn đề cao giá trị đạo đức và tác phong lao động. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao đạo đức kinh doanh sẽ góp phần vào sự cam kết và tận tâm của người lao động, hình thành nên một tác phong làm việc chuyên nghiệp cho mỗi người lao động. Một khi giá trị đạo đức trong kinh doanh và tác phong lao động được đề cao thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên, giúp cho doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng và thu được lợi nhuận ngày càng tăng.
Để xây dựng văn hóa khách sạn đề cao giá trị đạo đức và tác phong làm việc các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
- Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động hiệu quả. Các khách sạn phải xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động hiệu quả để đảm bảo cho tất cả các nhân viên hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân theo những chính sách lao động, quy định pháp lý. Tính hiệu quả của một chương trình tuân thủ đạo đức được xác định bởi các thiết kế và việc thực hiện của nó, đó là phải giải quyết một cách có hiệu quả những nguy cơ liên quan đến khách sạn trên cơ sở được thiết kế để “phòng” chứ không phải “chống” các hành vi sai phạm, và phải trở thành một bộ phận của văn hóa tổ chức.
Một chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cấp cao. Chương trình này cần có sự tham gia của ban giám đốc hay người chủ khách sạn. Giám đốc cấp cao bao gồm chỉ một người hay một ban giám đốc chịu trách nhiệm về chương trình này với vai trò là điều phối viên thực hiện chương trình tuân thủ đạo đức, còn lại các cấp quản lý phải trợ giúp và tham gia vào quá trình tuân thủ đạo đức và chính sách lao động.
- Thực hiện phổ biến và truyền đạt có hiệu quả chương trình tuân thủ đạo đức và tác phong lao động.
Các khách sạn có thể phổ biến các tiêu chuẩn đạo đức và tác phong lao động của mình thông qua các chương trình đào tạo. Mục tiêu của chương trình đào tạo là nhằm nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên về các vấn đề về đạo đức và khả năng nhận biết chúng, nhằm thông báo cho nhân viên các quy trình và điều lệ liên quan, nhằm xác định những người có thể giúp có thể giúp nhân viên giải quyết các rắc rối về đạo đức hay tình huống công việc. Công tác đào tạo và tuyên truyền cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của khách sạn.
Ngoài ra khách sạn cần tiến hành việc tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về chủ đề đạo đức, tác phong lao động và văn hóa kinh doanh.
Tổ chức các cuộc hội thảo về chủ đề đạo đức và văn hóa kinh doanh với sự tham gia của toàn thể nhân viên khách sạn, giúp doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống , giá trị cá nhân trong các cuộc xung đột , tầm quan trọng của đạo đức với sự thành công. Tất cả những chủ đ ề đó đều sẽ khơi gợi trong tâm trí nhân viên những suy nghĩ tích cực , giúp họ xác định được hành vi bản thân cùng biện pháp khắc phục trong việc xử lý các tình huống công việc.
- Thiết lập một hệ thống điều hành việc duy trì, kiểm tra việc tuân thủ đạo đức và tác phong làm việc.
Việc tuân thủ tức là so sánh việc làm của nhân viên với các tiêu chuẩn của tổ chức. Sự tuân thủ có thể được đo lường thông qua việc quan sát nhân viên. Khách sạn có thể thiết lập một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm, để phục vụ cho công tác điều hành và đánh giá việc tuân thủ chương trình đạo đức và tác phong lao động. Một phương pháp khác là dùng bảng hỏi thăm dò nhận thức đạo đức, tác phong làm việc của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và chính
bản thân họ, là cơ sở để cung cấp thông tin cho ban giám đốc cải tiến chương trình đạo đức và tác phong lao động.
Ngoài ra, khách sạn cần có các chính sách thưởng , phạt nghiêm minh v ề hành vi đạo đức và tác phong lao động.
Một hệ thống đánh giá, thưởng phạt nghiêm minh sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc và gắn bó với khách sạn. Các cấp quản lý và phòng nhân sự có nhiệm vụ xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên ở khách sạn và các tiêu chí này phải được hoàn thành bằng văn bản cụ thể. Các tiêu chí đánh giá cần được quan tâm bao gồm: nhiệt tình với công việc, số giờ làm việc tại công ty, kết quả công việc hoàn thành, quan hệ trong công tác, tinh thần học hỏi, cầu tiến, đánh giá tốt của đồng nghiệp, đánh giá của khách đến nghỉ tại khách sạn… Khách sạn cần giữ vững và tạo ra những giá trị mới làm hài lòng khách hàng trong thái độ phục vụ của nhân viên; luôn nhắc nhở họ về triết lý kinh doanh của khách sạn, coi khách hàng là thượng đế. Khách sạn phải có quy định xử lý rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc với những nhân viên phục vụ có ý thức kém gây mất lòng tin của khách hàng; tạo uy tín lâu dài, tạo cảm giác gia đình ấm cúng khi lưu trú hay sử dụng dịch vụ của khách sạn đối với từng khách hàng đến với khách sạn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao giá trị đạo đức và tác phong lao động là quá trình đầu tư dài hạn nhằm hướng đến một sự phát triển bền vững. Công cuộc xây dựng văn hóa khách sạn đề cao giá trị đạo đức và tác phong lao đ ộng cần được thực hiện từ cấp hội đồng quản trị tới các phòng, ban và toàn thể nhân viên khách sạn.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công cuộc phát triển nguồn nhân lực đối với các ban lãnh đạo và các cấp quản lý trong doanh nghiệp du lịch nói chung và khách sạn nói riêng.
- Tiến hành rà soát tổng thể các nhu cầu về đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động trong ngành du lịch, hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du l ịch. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh đến năm 2020 làm cơ sở để các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo xây dựng nội dung và chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch phù hợp.
- Có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch nói chung và trong các khách sạn 4 sao tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
- Tổ chức thường xuyên và có chất lượng cao các cuộc thi nâng cao tay nghề nghiệp vụ khách sạn, mở các lớp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch.
3.4.2. Đối với các cơ sở đào tạo
- Chủ động thúc đẩy sự gắn kết với các đơn vị sử dụng lao động, dần dần tạo nên mối quan hệ hợp tác qua lại thường xuyên.
- Bước đầu khuyến khích và tương lai phải có quy định ràng buộc về vấn đề tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với đội ngũ giảng dạy chương trình liên quan đào tạo nghề trong khách sạn. Như vậy các cơ sở đào tạo phải có chính sách tạo động lực và tổ chức quản lý phù hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ giảng dạy vừa hoàn