5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.4.2.3. Chưng Đùng
Chưng Đung thuộc xã Long Kiến( khác với Kiến Long) cũng thuộc huyện Chợ
lại nơi đây rất lâu để Ông vào sâu trong bờ, phủ dụ Thổ quan “ nên dễ dãi với dân cư”…Rồi Lễ Công lại ân cần khuyên thổ dân nên cùng dân Việt… nên lấy đạo đức cư xử với nhau ôn hòa, đừng nên ganh ghét kì thị gây gỗ nhau lam chi…” Long
nhân ai của Ông khiến cho các chúng dân đều cảm phục
Sau này dân ở Ấp Chưng Đùng tỏ lòng nhớ ơn Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh, họ đã thiết lập Đền thờ cũng gọi là Dinh Ông. Đền này xây dựng gần Chợ
Mới, nhưng lại nơi rất thanh tịnh, gồm hai tòa rộng lớn, mái lợp ngối, vách ván cột
gỗ. Hình thức trang trí tuy đơn sơ, thế nhưng lòng thành kính ngưỡng mộ của dân vùng này đối với uy linh của Ông Lớn thật không đơn giản.
Ngoài các Đền Ông, Dinh Ông thờ Lễ Công Nguyễn Hữu Cảnh nêu trên,cũng
còn nhiều nơi khác nhau như: An Thạnh Trung, An Phú, Vàm Cái Hố, Ngư Khê…
Dù ở đâu sự tôn sùng ghi ơn Ông Lớn Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng chỉ
một long một dạ trung tranh thành như nhau.
3.4.3. Miếu thơ ở Nam Vang
Đây mới thật là một hiện tượng tôn sùng hiếm thấy! Ở đầu Châu Nam Vinh có ngôi Miếu rất xưa, tục gọi là “ Miếu Cổ Nam Vang”. Bên trong thờ bài vị Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, do người Chân Lạp ( Cao Miên) lập
nên, với Sắc phong Đương Cảnh Thành hoàng
Sự kiện trên được biết rõ ràng trong Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên thấy ngay
có hàng chữ ghi sơ lược: “ Miếu Cổ Nam Vang do người Chân Lạp lập thờ Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh”. Và còn được rõ thêm chính Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh là con thứ của Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, là em ruột của Hào
Lương Hầu Nguyễn Hữu Hảo,tác giả thi phẩm “Song Tinh Bất Dạ”, truyện dài bằng thơ ở đầu thế kỷ 18.
Truyền rằng, về sau ngôi Miếu Cổ Nam Vang này được kiều dân Việt Nam
nhớ quê hương đã tự động đến lễ rất đông ở mỗi kỳ sóc vọng, coi như đình thờ
Thành Hoàng của người Việt trên đất nước láng giềng thân cận này.
Đương nhiên Miếu Cổ Nam Vang ấy vẫn có sự thờ kính lễ bái chung của các sắc
tộc nơi đây, kể cả ngày húy kỵ vị Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
PHẦN KẾT LUẬN
Nguyễn Hữu Cảnh là một danh tướng thời nhà Nguyễn, vào mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu sai làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai và tổ chức việc cai trị trên vùng đất mới phương Nam. Đây là vùng đất được người Việt khai khẩn từ thế kỷ 16, 17.
Trước khi Thống Binh Nguyễn Hữu Cảnh đặt chân lên xứ Đồng Nai, Gia Định thì vùng đất này vẫn còn hoang vu và đầy hiểm nguy đến độ "Tiếng chim kêu cũng sợ. Tiếng cá vùng cũng kinh". Trải qua những thập kỉ, lưu dân Việt từ các dinh, trấn vùng ngũ Quảng dồn vào đây lập nghiệp ngày càng đông, nhưng điều quan trọng là vùng đất này vẫn chưa xác lập được bộ máy chính quyền để bảo hộ và ban cho họ một danh phận chính thức, không còn mang tiếng là kẻ ngụ cư. Mãi cho tới khi Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược, đem theo uy đức của một vương triều biết lấy lòng dân thì số phận của những lưu dân Việt trên vùng đất Đồng Nai, Gia Định mới thực sự được đổi đời. Sau khi xác lập bộ máy hành chính phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long và Tân Bình mà lị sở là 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục phân chia địa giới hành chính cơ sở tới cấp xã, ấp để tiện việc quản lý, thu thuế và khai khẩn ruộng đất trên vùng đất mới. Phủ Gia Định lúc ấy không chỉ giới hạn ở địa bàn Đồng Nai và Bến Nghé, mà đã được ông nới rộng hàng ngàn dặm vuông, kéo dài từ toàn bộ miền Đông Nam Bộ tới tận tỉnh Long An bây giờ, với số dân cư đếm được hơn 40.000 hộ. Khắp nơi nhà cửa mọc san sát. Người Việt lúc ấy thực sự đã trở thành chủ nhân của xứ đồng bằng Nam Bộ rộng ngàn dặm này.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Hữu Cảnh không chỉ hoàn thành hàng ngàn công việc nặng nề từ khai phá, tạo lập, ổn định dân cư, tổ chức sản xuất phát
triển kinh tế, mà quan trọng hơn ông là người góp phần truyền tải văn hóa Đại Việt vào Phương Nam. Trong nỗi nhớ quê hương da diết. Lập nghiệp ở nơi xa xứ, nổi nhớ làng quê bổn quán của những lưu dân Việt ở Phương Nam cứ dày theo năm tháng. Thấu hiểu được tâm tư ấy nên mỗi khi lập thêm một xã ấp mới, Nguyễn Hữu Cảnh đều không quên xây dựng những ngôi đình, chùa am miếu để người dân có nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh. Cũng chính vì có nơi thờ tự, cúng bái tổ tiên vào mỗi độ lễ, tết nên nỗi nhớ quê cha đất tổ đã nguôi ngoai, từ đó người dân mới yên tâm định cư lập nghiệp lâu dài. Từ nền tảng văn hóa làng, xã của người Việt ở phía ngoài mang vào kết hợp với yếu tố địa hình khí hậu Phương Nam đã dần dần hình thành nên một sắc thái văn hóa đặc trưng - Văn hóa Nam Bộ. Mới buổi đầu mở đất với hàng ngàn công việc gian nan nặng nề, nhưng Nguyễn Hữu Cảnh cũng đã kịp tập hợp được tiếng nói chung giữa các cộng đồng dân cư, từ đó giúp cho Văn hóa Kinh Bắc lan tỏa đến từng ngõ ngách phương Nam để hòa chung một dòng chảy - Văn hóa Đại Việt.
Như vậy chỉ trong vòng 3 năm, một khoảng thời gian rất ngắn so với chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng Nguyễn Hữu Cảnh đã định biên làng mạc cho vùng đất ngàn dặm ở miền Đông Nam Bộ mà ngày nay là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển năng động nhất nước. Theo bước chân ông, những bậc khai cơ sau này của chúa Nguyễn đã tiếp tục khai phá mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mênh mông ruộng đồng. Vùng đất mà ngày nay được xem vựa thóc của Việt Nam. Trên con đường thiên lý Bắc Nam dọc dài theo đất nước hình chữ S, lớp lớp con cháu người Việt không ai không thể tự hào về dấu chân của những lưu dân thời mở nước. Họ đã để lại hào khí của cả dân tộc qua những di tích đền đài miếu vũ mà lịch sử đã hằn in trên gương mặt Tổ Quốc. Và trong đoàn hùng binh mở đất đầy gian khổ ấy, hình bóng của vị Thượng đẳng thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngời ngợi vị thế lĩnh ấn tiên phong.
Nguyễn Hữu Cảnh- vị tướng khai biên xuất sắc, nhà chính trị tài giỏi, nhân hậu, yêu quê hương, đất nước tha thiết. Công đức và nhân cách của ông ấn đọng sâu sắc trong tiềm thức của người dân và mãi mãi được lưu truyền hậu thế. Nhân dân vùng đất mới khai phá, người Việt cũng như người Hoa, Chăm… đều nhớ ơn ông- người đã giúp họ khai hoang- mở đất- an cư- lạc nghiệp và đã lập đền thờ hoặc lập bài vị ông ở nhiều nơi: Nam Vang (Cam- pu- chia), Quảng Bình, Quảng Nam, Biên
Hòa, Long Xuyên, Châu Đốc… Vùng đất mới mở rộng mãi mãi là một phần đất của nước Việt, chủ quyền lãnh thổ của nước Việt Nam được khẳng định. Thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và mai sau luôn có ý thức phấn đấu hết sức mình gìn giữ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Như hiên Nguyễn Ngọc Hiền. Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với cộng
cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỉ XVII, nhà xuất bản văn hóa, 1997
2. TrịnhHoài Đức. Gia định thành thông chí, nhà xuất bản giáo dục, 12-1998 3. Viện sử học dịch. Đại Nam thực lục, nhà xuất bản sử học, 1962
4. Phạm Trọng Điềm dịch. Đại Nam nhất thống chí, do viên sử học và viên khoa học xã hội Việt Nam ấn hành, 2006
5. Đỗ MọngKhương dịch. Đại Nam liệt truyện, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế
2006
6 . Nhiều tác giả. Nam Bộ xưa và nay, nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ
Chí Minh,2005
7. GS. Lương Ninh. Vương Quốc Phù Nam, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2009
8. GS. Lương Ninh. Vương Quốc ChamPa, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2006
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU ... 2
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ... 2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. ... 4
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ... 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ... 4
PHẦN NỘI DUNG ... 6
Chương 1:NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH ... 6
1.1. QUÊ QUÁN ... 6
1.1.1 Từ Chi Ngại( Hải Dương)- Nhị Khê( Hà Đông)- Gia Miêu( Thanh Hóa) đến Thuận Hóa- Quảng Bình. ... 6
1.1.2 Xác định nơi sinh của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ... 6
1.1.2.1 Sơ lược về tỉnh Quảng Bình ... 6
1.2. GIA ĐÌNH. ... 8
1.2.1. Nguồn gốc Nguyễn Tộc. ... 8
1.2.2 Phả hệ dòng Nguyễn Hữu ... 10
1.3. CUỘC ĐỜI ... 12
1.3.1 Tên thật, năm sinh. ... 12
1.3.2. Thuở thiếu thời- đường võ nghiệp ... 13
Chương 2:LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH: CÔNG VIỆC BÌNH ĐỊNH VÀ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ ... 17
2.1. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH VỚI CÔNG CUỘC BÌNH ĐỊNH AN DÂN VÙNG ĐẤT CHĂMPA ... 17
2.1.1. Sơ lược Quốc gia Chămpa. ... 17
Nhà nước của người Chăm ... 17
Thời tiền sử ... 18
Văn hóa Sa Huỳnh ... 18
Lâm Ấp ... 19
Hoàn Vương ... 20
Chiêm Thành ... 20
Cương vực ... 20
Các địa khu ... 21
2.1.2. Lễ Thành Hầu nguyễn Hữu Cảnh vơi công việc bình định an dân đất Chămpa. ... 22
2.1.2.1. Giao hiếu giữa Chămpa và Đại Việt ... 22
2.1.2.2. Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh bình định Champa ... 22
2.2. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH VỚI CÔNG CUỘC BÌNH ĐỊNH CHÂN LẠP. ... 24
2.2.1. Sơ lược quốc gia Chân Lạp ... 24
2.2.2. Nội tình nước Chân Lạp ... 28
2.2.3. Công việc bình định Chân Lạp của Lễ Thành Hậu Nguyễn Hữu Cảnh. 29 2.3. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH KINH LƯỢC XỨ ĐÔNG NAI. ... 32
2.3.2. Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với chính sách kinh lược xứ
Đồng Nai ... 34
2.4. LỄ THÀNH HẦU VỚI CÔNG CUỘC DI DÂN KHAI HOANG XỨ ĐỒNG NAI. ... 36
2.5. ĐÓNG GÓP CỦA LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH TRONG CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN XỨ ĐÀNG TRONG ... 37
2.5.1. Đồng Nai- Gia Định và sự phát triển của Đại Việt ở xứ Đàng Trong. ... 37
2.5.2. Chính sách an dân- hòa đồng sắc tộc vùng đồng bằng sông
Cửu Long... 39
Chương 3:SỰ TRI ÂN CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM ĐỐI VỚI BẶC KHAI QUỐC CÔNG THẦN LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH .... 41
3.1 ĐỀN THỜ QUÊ HƯƠNG QUẢNG BÌNH. ... 42
3.2. ĐỀN THỜ Ờ BIÊN HÒA VÀ Ờ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH. ... 43
3.2.1. Đền thờ ở Biên Hòa. ... 43
3.2.2. Đền thờ ở Thành Phố Hồ Chí Minh ... 46
3.3. ĐÌNH THỚI AN Ở Ô MÔN – CẦN THƠ VÀ TIỀN GIANG ... 47
3.3.1. Đình Thới An ở Ô Môn- Cần Thơ ... 47
3.3.2. Đền thờ ở Rạch Gầm- Tiền Giang. ... 48 3.4. ĐỀN THỜ Ở AN GIANG ... 49 3.4.1. Đền thờ ở Châu Đốc... 49 3.4.1.1. Bình Mỹ và Mỹ Đức ... 49 3.4.1.2. Đền Châu Phú ... 50 3.4.1.3 Dinh phủ thờ. ... 53 3.4.1.4. Miếu thờ Cồn Tiên ... 54 3.4.1.5 Vĩnh Ngươn ... 54 3.4.2. Đền thờ ở Chợ Mới ... 55
3.4.2.1 Long Điền :( thuộc Cù Lao Ông Chưởng) ... 55
3.4.2.2. Kiến An ( Cồn Cây Sao)... 56
3.4.2.3. Chưng Đùng ... 58
3.4.3. Miếu thơ ở Nam Vang... 58