Đền thờ ở Rạch Gầm Tiền Giang

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 48)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.2.Đền thờ ở Rạch Gầm Tiền Giang

Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn

Cây Sao (sử cũ gọi Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc, sau dân địa phương nhớ ơn ông, nên gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang), và báo tin thắng trận về kinh.

Theo Gia Định thành thông chí, thì:

Ở đây một thời gian ông bị "nhiễm bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được.

Gặp ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) ông miễn cưỡng ra dự tiệc để

khuyến lạo tướng sĩ, rồi bị trúng phong và thổ huyết, bịnh tình lần lần trầm trọng.

Ngày 14 ông kéo binh về, ngày 16 đến Sầm Giang (Rạch Gầm, Mỹ Tho) thì mất, Khi ấy chở quan tài về tạm trí ở dinh Trấn Biên (Biên Hòa), rồi đem việc tâu

lên, chúa Nguyễn Phúc Chu rất thương tiếc, sắc tặng là Hiệp tán Công thần, thụy

là Trung Cần, hưởng 51 tuổi. Người Cao Miên lập miếu thờ ông ở đầu châu Nam Vang. Nơi cù lao ông nghỉ bệnh, nhân dân cũng lập đền thờ, được mạng danh là Cù lao ông Lễ. Còn chỗ đình quan tài ở dinh Trấn Biên cũng lập miếu thờ.

Tại Rạch Gầm tục truyền khi Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

mất tại đây. Sau đó ít lâu… Thượng quan đã cùng chức sắc bản hạt Sầm Khê( Rạch

Gầm) cho lập miếu thờ Ngày ngay tại trên ven bờ kinh rạch ấy, từ xưa đã gọi Miếu

Cổ Rạch Gầm; nhưng không còn vết tích gì lâu lắm, chỉ biết ngôi cổ miếu ở quảng

rìa rạch…

Sau thời gian sông nước bổ mòn, cổ miếu Rạch Gầm bị sụp lở.chức sắc tại sở đã cùng dân làng rước bài vị thần Miếu Rạch Gầm về Đình Trà Mút thờ( Tức Soài Mút Rạch Gầm) ngôi tế tự đặt ở hữu ban cùng đôi câu đối chữ Hán thờ thần miếu

Rạch Gầm

“ Sơn hà công nghiệp bách niên tồn Lễ Lạc quang huy thiên tải thịnh”

Dịch.

Sơn hà rạng rỡ vững trăm năm

Lễ lạc uy nghi lừng vạn thuở

Trong cung nghiêm Đình Trà Mút Rạch Gầm cũng còn thờ bát bửu và một cổ

kiệu bằng gỗ, nhưng tất cả đếu cũ kỹ xiêu vẹo.

Sát mái lần lượt treo 2 bức hoành phi, bức ngoài cẩn 4 chữ:

ThượngĐẳng Phúc Thần”

3.4. ĐỀN THỜ Ở AN GIANG 3.4.1. Đền thờ ở Châu Đốc

3.4.1.1. Bình Mỹ và Mỹ Đức

Trên đường từ Long Xuyên xuống Châu Đốc; trước tiên qua xã Bình Hòa, có cầu Mạc Cần Dưng. Rồi dọc theo nhánh sông Bình Thủy đến các xã Bình Mỹ, Bình Long, Mỹ Đức. Còn bên kia sông là cù lao khá lớn đặt tên là Bình Thủy. Tương

truyền năm 1689. Thống binh Nguyễn Hữu Hào và mười năm sau 1699 đến em ông

là Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh, cả 2 vị đều cho cơ đội thủy binh đóng đồn tại đây.

Thật chỉ cách nhau một quảng ngắn mà cả hai nơi Bình Mỹ và Mỹ Đức đều có đền thờ Thượng Đẳng Thần LTH Nguyễn Hữu Cảnh và đều gọi là Đền Ông.

Vào ngày lễ kỵ(Kỳ Yên) Đức Ông LTH: mùng 9, 10, 11 tháng 5. Từ tinh mơ mùng 9 đã nghe tiếng chiêng trống đổ hồi, xa gần vang dội tứ phía! Hòa lẫn tiếng ơi ới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của bà con chòm xóm gọi nhau đi dự lễ hội tế thần Đền Ông.

Thoáng chốc, dọc hai bờ sông Bình Thủy đã đầy những người và người ! Đủ

cả nam, phụ, lão, ấu…; Màu sắc chen lấn tíu tít đông nhu kiến ! Thậm chí các cây cao ven bờ người ta cũng bám kín từ gốc lên cành. Hoặc vắt vẽo ngồi nhìn rõi vào

sân đền Mỹ Đức.

Cùng lúc ấy, trên mặt sông đã thấy từng quãng, từng quãng giữa dong phấp

phới cờ đuôi nheo cắm làm đích. Nơi đây vừa trãi qua một trận mưa rào, làm nước sông đục lờ, sống gợn nhấp nhô liên tiếp khiến cảnh sắc tăng phần mạnh mẽ, như

hối thúc các tay đua ! Đây đó thuyền ngo, nghe bàu qua lại như mắc cửi, chở đầy

những vạm vỡ lẫn háo hức của đoàn thanh niên hợp chủng đi dự hội đua thuyền tế

Chỉ sau tràng pháo cối nổ ròn…, từ trong đền Mỹ Đức đi ra, đầu tiên là

phường ca nhạc có phụ họa có trống con trống cái, tiếp đến nào là kiệu son rực rỡ,

nào là cờ tía lộng vàng, áo phụng mũ tế…, theo sau là đoàn người lũ lượt chen chúc,

nối đuôi thành hàng dài đi rước sắc Ông.

Đám rước kiệu trên bờ, lộng hình xuống dòng kênh, tạo thành một bức tranh

sống động đầy vẽ hùng tráng và dâng tràn niềm hãnh diện trên khuôn mặt của mọi người ! Không gian bỗng nhiên hẹp lại trước sự sùng kính vô bờ của ngườidân địa phương miền sông Hậu ghi ơn vị Thượng Đẳng Thần LTH Nguyễn Hữu Cảnh.

Khiến khách thập phương đến dự lễ cũng mang mang niềm tự hào dân tộc.

3.4.1.2. Đền Châu Phú

Thị xã Châu Đốc nằm về tả ngạn sông Hậu, nơi góc phía đông thành phố này có một ngôi đền rất đồ sộ. Bên ngoài có rào đúc chắc chắn, trong sân có cổ thụ râm mát, đây chính là Đền Châu Phú thờ Đức Ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

thuộc phạm vi ấp Châu Long xã Châu Phú- Trên cổng tam quan đấp nổi 3 chữ:

“ Nghĩa- Trung- Tự”.

Đền này do Tướng Công Trấn Thủ Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại cho

dựng vào thời gian 1820-1828, để cung thờ vị danh nhân khai quốc công thần

Nguyễn Hữu Cảnh.

Đình Châu Phú là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp, đồ sộ nhất miền

Tây Nam Bộ, được xây dựng trên 100 năm. Mái đình lợp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc có tượng bát tiên và lưỡng Long tranh châu. Bên trong đình toát lên vẻ tôn

nghiêm, cổ kính với những đỉnh đồng, hoành phi trạm trổ sắc sảo, công phu và nhiều dù lộng, chấn đỏ thêu rồng phụng có đính kim tuyến lấp lánh. Chính giữa đình, thờ bài vị Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Truyền rằng khi mới

tồn tạo đền chỉ lợp lá,vách ván, nền đất, đặt tên là Lễ Công ( còn gọi là Đền Ông).

Bởi ngôi đền nằm trong khuôn viên đất khai khẩn của Lê Tộc sau này nên đã được

Cụ Huỳnh Thị Phú( Lễ Công Toàn Phu Nhân) rất lưu tâm việc chăm sóc khói

nhang phụng thờ bậc huân hiền Khai Quốc Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Sau

đó khoảng 1838-1858 Sương phụ Lễ Công Toàn đã cho sữa nền đất bằng gạch tàu. Mãi đến năm 1926 là thời kì thuộc chính quyền bảo hộ của Phú Lang Sa.Họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

muốn bành trướng thế lực bằng cách chiếm đất liền một khoảnh rộng lớn ở trung tâm để xây dựng tư dinh…Còn dư sẽ làn trường học, nhà thương. Mặc dù có sự

phản kháng của Lê Tộc và nhân dân địa phương ! (nhưng với thế lực bảo hộ, thiết tướng họ coi ra gì). Vậy mà không hiểu sao người Pháp đã xuống nước e dè điều đình cùng nhân dân cho dời đền Ông đi nơi khác, phí tổn họ cũng chung lo. Do đó,

mới có việc xê dịch đền Ông đến địa điểm ngã ba đường Nguyễn Văn Thoại, mặt

nhìn ra sông Hậu như hiện nay, với công trình kiến trúc thật cầu kỳ và qua qui mô, rộng lớn.

Điều độc đáo ở dịp đại tu 1926, chính người Pháp đã sốt sắng hội ý với Lê Tộc

và nhân dân Châu Phú nên mở cuộc sổ xố.

Liền đó, tất cả cùng lo việc bán vé số lấy tiền cho làng xã tiếp tục xây cất đền

hoàn chỉnh. Đền Châu Phú hiện tại có diện tích 240 m2 , với hàng cửa kính xây

cuốn rất kiên cố. Mái 3 tầng lợp ngói, đúc rồng lượn ở mỗi gốc, nền được thay gạch

hoa.

Nhìn tổng thể, ngôi đền qua tráng lệ nguy nga, nhưng lại mang đầy màu sắc cổ

kính của dân tộc ta.

Trong bái đền có 4 hàng cột, gồm 40 cây, mỗi cột có bề kính trên vòng tay. Từ

kèo cột xà ngang đến hoàng phi, câu đối đều sơn son thếp vàng và chạm trổ thật

tinh vi, nào hình bát tiên, tứ linh, nào hình chim muôn,hoa dây…mai, lan, cúc, trúc vv…;nhất là chạm rồng 4 móng thật tinh xảo.

Đặc biệt nhất ở đền Châu Phúc có bản sự tích Tôn Thần Lễ Thành Hầu viết

bằng chữ Nho và một bản đã dịch ra chữ quốc ngữ. Trên án thờ, lư đỉnh chói lọi,

dọc hai bên tàn lộng bát tửu rực rỡ. Nơi trung tâm cung nghiêm có bệ thờ rất cao, trên đó đặt ba tượng gỗ với nét khắc tuyệt kỹ, ngoài sơn nhũ vàng óng ánh, chiều cao hơn một mét, rất nặng.

Ba tượng này đã có hơn 100 năm, nhưng lại bị thất lạc từ 80 năm nay. Mùa thu

năm 1991, dân chúng An Giang mới tìm lại được tại chùa Châu Long. Ngay sau đó

nhà bảo tàng An Giang đã làm thủ tục cùng nhân dân làm thủ tục thỉnh về đền Châu Phú để thờ :

Khai thất tỉnh kỳ công danh mạc cập yên Hợp tam vương tiểu đạo nhân hà đại dã Dịch :

Mở mang bảy tỉnh công hiếm thấy, danh khó ai so vậy

Các liễn đối tại đình đều là lời ca ngợi Nguyễn Hữu Cảnh. Trích:

Khai thác quân thần, công tại biên thùy, danh tại sử;

Trung thần chánh khí, sanh vi chân tướng, tử vi thần.

Tạm dịch:

Đấng quân thần mở mang bờ cõi, công ở biên thùy, danh ở sử; Người chính khí trung thành, sống làm tướng, thác làm thần.

Chân Lạp trần thanh, Đông Phố bách niên lưu di tích; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sầm Giang tinh vận, Tây Thùy thiên cổ thướu dư oai.

Tạm dịch:

Nước Chân Lạp sạch bụi, chốn Đông Phố trăm năm đề công lớn;

Chốn Sầm Giang sao rụng, cõi Tây thùy ngàn xưa nhóm dư oai.

Có thể nói đền Châu Phú đồ sộ lộng lẫy hơn tất cả các đền Miếu thờ Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầuở khắp miền Nam này. Điều đáng ghi nhận ở đây, cho dù thời gian đã qua mấy trăm năm mà đền Châu Phú vẫn mang đậm nét huy hoàng đến

tận bây giờ. Yếu tố tất nhiên phải do tinh thần bảo trọng và tồn cổ nơi đây; đồng

thời đã nói lên những tấm lòng kính mến tôn sùng vị Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là vĩnh viễn.

Đình hiện còn lưu giữ các sắc phong thần cho Nguyễn Hữu Cảnh có từ

thời Minh Mạng, Tự Đức...và 29 hoành phi, 22 liễn đối, bia ký và hàng trăm hiện

vật quý khác như lư hương, khánh thờ, kiệu, đồ lễ bộ, trống, đàn...

Và nhờ những tay khéo léo, tài năng, đình Châu Phú đã thể hiện được những

tinh hoa, những tiêu biểu của lối kiến trúc vừa mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời

Nguyễn, vừa mang phong cách truyền thống của đình làng Nam Bộ. Ngày 16 tháng

11 năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định số 1288/VH-QĐ công nhận đình Châu Phú là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Hàng năm vào các ngày mùng 9, 10 và 11 tháng 5 âm lịchđều có tổ chức lễ

cúng kỳ yên (cầu an) trọng thể.

Cũng gọi là Lê - Phủ Từ - Đường, vị trí này chỉ cách đền Châu Phú chừng

500m thuộc xã Châu Phú(Châu Đốc). Đây là một dinh thự đồ sộ (tường cẩn xà cừ)

của gia tộc họ Lê (Lê Công Từ Đường)

Có danh từ Dinh Phủ Thờ là vì nơi đây được nhà vua “Thác Sắc” (giao sắc)

của Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh cho họ Lê đem về địa phương Châu Phú và được

quyền thờ tại gia. Chỉ khi nào có lễ kỵ cung thỉnh sắc mới được rước hòm Sắc về Đền tế lễ, sau đó lại rước hoàn vị về Dinh Phủ Thờ.

Nguyên gia tộc Lê Công từ 5 trước đó có Ông sơ tên là Lê Công Thoàn (1785- 1837) gốc Thanh Hóa, vào Nam lập nghiệp. Thuở ấy miền Vĩnh Long trở xuống

phần nhiều vẫn còn là vùng đầm lầy lau sậy và đầy thú dữ. Mút mắt…tứ phía không

làng không xóm ! Duy chỉ thấy một đồn nhỏ trơ vơ heo hút của triều đình Huế lập

ra, về sau gọi là thành Châu Phú, hiện nay vẫn còn di tích (hiện nay là đồn Công An

biên phòng)

Theo truyền thuyết của dòng tộc Lê Công:…Xưa kia, khoảng hậu bán thế kỷ

18 suốt vùng này thuộc loại ác địa nhưng đã được Lê tiên sinh chọn làm nơi định cư, cùng gia quyến quyết tâm khai phá canh tác…Cho đến đời sau vẫn tiếp nối công

trình khai hoang, lập nên vùng đất đai rộng lớn, ước chừng 20 cây số vuông, một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phía nhìn ra ngã ba sông Hậu; Qui tụ được khá đông cư dân nông nghiệp. Cụ bà họ

Huỳnh khỡi xướng xin lập ấp Châu Long xã Chân Phú cùng đề xuất tu bổ ngôi đền

thờ các đấng tiền Thần Hộ Quốc Tí Thân trong đó có linh thần LTH Nguyễn Hữu

Cảnh.

Nhân khi triều đình Huế phong sắc cho Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu

Nguyễn Hữu Cảnh; lại xét công trạng của tộc Lê, Nhà vua ra chỉ dụ truyền phán họ Lê được thủ sắc Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh về thờ tại gia với hàm ý trân trọng: “ Tiên tổ Lễ Công đã góp sức khai hoang lập ấp vùng đất Châu Long ;

con cháu họ Lê được vinh dự “ Thác Sắc” của Thượng Đẳn Thần Nguyễn Hữu

Cảnh, người có công khai quốc lập bờ cõi miền nam nước Việt…” Đồng thời họ Lê còn được vinh hạnh dự t hính khi Triều đình tuyên ban cho Tổ Phụ Lê Công Thoàn

được truy phong chức Tiền Hiền xã Châu Phú.

Đến nay giòng giõi Lê Công vẫn thành kính giữ lệ thờ sắc phong của Đức Ông

Lễ Thành Hầu tại Dinh Phủ Thờ.

Bên này sông Hậu Là Đền Châu Phú, bên kia sông là Cồn Tiên có “ Từ Miếu

Cồn Tiên” thờ Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Cồn Tiên thuộc làng Đa Phước, huyện An Phú. Vùng này truyền rằng: xưa nơi đây có tất cả

ba Cù Lao, gọi chung “ Cù lao Ba”. Cồn Tiên là cồn nổi trước, sau đó mới nổi thêm 2 cồn nữa.

Thật rõ ràng chỉ cách một con sông mà cả hai bên bờ đều có thờ cúng Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh. Thường thường chu vi của một ngôi Miếu chỉ cần khoảnh đất

nhỏ hẹp củng đủ. Nhưng ở đây Từ Miếu Cồn Tiên được xây dựng khá rộng chẳng

khác gì ngôi đình làng.

Bên trong Miếu, từ nghi án đến hậu cung, trang trí tuy đơn giản hơn bên Đền

Châu –Phú, thế nhưng không kém phần trang trọng uy-nghiêm. Trên tường, trên cột

cũng treo nhiều hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng.

Vì CỒN TIÊN chỉ cách đất Miên khoảng 3 cây số, theo đường chim bay,nên tiền nhân xưa đã đề câu đối tưởng niệm Đức Ông Nguyễn –Hữu- Cảnh với công lao

khai thác gìn giữ bên cương:

“Khai thác bên cương yên xã tắc, Bảo tồn nền móng vững sơn hà. 3.4.1.5 Vĩnh Ngươn

Từ đền Châu Phú, đi qua lối kinh Vĩnh Tế, đến xã Vĩnh Ngươn, nơi đây vẫn

thuộc địa phận Châu Đốc. Phía gần đầu xã Vĩnh Ngươn hướng về Đông Nam có

đền Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng được gọi là Đền

Ông.

Đền Vĩnh Ngươn tương đối nhỏ, bày trí đơn giản. Trái lại huyền thoại nơi đây thì nhiều vô kể. Truyền rằng xưa kia quan Thống suất Lễ Thành Hầu đã từ sông Hậu

ghé vào tận đây – khích lệ Thổ quan(quan địa phương)- yên vỗ chủng dân. Riêng vấn đề canh tác ở vùng này thì Ông chỉ bảo rất cặn kẽ.

Do vậy…, thời xưa khi hay tin Ông mất, dân xã đều thương tiếc lập đền thờ chiêm bái đức Ông. Đền này được tiếng linh thiêng. Ban đầu đặt tên là “Đền Thần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vĩnh Ngươn”

3.4.2. Đền thờ ở Chợ Mới

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 48)