5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.4.2.1 Long Điền :( thuộc Cù Lao Ông Chưởng)
Thuyền từ Châu Đốc Cồn Tiên xuôi xuống Vàm Nao rẽ vào sông Lễ Công ( sông này dân địa phương còn có tên gọi riêng biệt rất thân thương là Lòng Ông hay
sông Ông Chưởng, văn hóa hơn là Lễ Công Giang). Nơi đây xưa là một con rạch
nhỏ, sau khi được Lễ Thành Hầu cho đào, nới rộng ra.đặt tên là Long Giang. Khi ông mất, dân tụng là Lòng Ông.
Đứng dưới thuyền ngó lên hai bên bờ đều có Đền thờ Đức Ông Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, gần xa khác nhau.
Vùng bên này bờ thuộc huyện Chợ Mới, đi sâu vào phía trong có thị trấn Chợ
Mới, dân cư buôn bán khá sầm uất.
Nhìn ngay vào đầu doi sát bờ là ngôi Đền diểm dắn giữa khu đất khang trang.
Chung quanh ngoài rào, lưa thưa dăm cổ thụ xanh ngắt tỏa bóng mát in loáng
thoáng giữa dòng gợn bóng ngôi Đền, một màu sắc thật hòa hợp xin tươi ấm cúng.
Ngoài cổng Đền đề hàng chữ: “ Đền thờ Quan Chưởng Binh Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, xưa gọi là Dinh Ông, nhưng nhân dân quen gọi là Cù Lao Ông
Chưởng, đó là danh từ tôn xưng riêng ở vùng này để chỉ nơi thờ tự Ông lớn Nguyễn
Hữu Cảnh; và ngay cả địa danh rộng lớn này cũng được gọi là miệt Cù Lao Ông
Chưởng.
Đền thờ rất rộng và nghiêm trang; Bên trong vào những ngày thường, cảnh sắt
bài trí rất đơn giản, liễn đối hoành phi treo vừa phải. Đặc biệt, trên bức tường đối
diện có treo hai khuôn ảnh Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Tả quân Lê Văn
Duyệt.
Giống như Biên Hòa, cạnh bệ thờ cũng có tủ kính nhỏ trưng bộ đại trào màu vàng; tượng trưng đó là đồ dùng của Ông Lớn thuở xưa . Phía trước án cũng có hòm sắc nhưng những tấm sắc bên trong lại là phóng ảnh. Bởi sắc chính đẫ mất từ lâu,
chỉ may là phóng ảnh rồi mới mất.
Truyền rằng ngày xưa đền mới xây chỉ là một chòi tranh thấp lụp xụp, cất hình bánh ú, dựng kiểu bắt vần, một cân hai chái, ẩn dạng điều hiu giữa vùng cỏ lao ngập đầu. Trong chòi chỉ có một chiếc bàn nhỏ ghép trư sơ sài, đặt trên chiếc ghè sành dùng cấm nhang thờ Ông lớn Lễ Thành Hầu, dân tụng đó là nhà thờ Ông Chưởng
hay nhà thờ Ông Lớn. Nhưng thực sự chỉ là cái chòi.Qua 1885, chòi ấy bị đổ nát
dân làng dóng góp cất lại bằng tre lợp lá, rộng hơn trước một chút, cốt sao cũng co nơi tôn thờ Ông, cho dân chúng thôn xóm lấy nơi ra vào hướng khói tỏa lòng ghi tạc
công ơn của Đức Ông Lớn, người đã bỏ công lao đem lại sinh khí cho khắp vùng này… Cũng còn truyền thuyết … “ Xửa xưa, “ lung” này gọi là thôn Tân Điềm, do
phù sa bồi đấp thành Cù Lao, dân tứ chánh lưa thưa đến khai hoang, diện tích thu được tùy theo năng lực, nên địa danh này còn mang tên truyền khẩu là Thủ Điền. Khi Chưởng Dinh Nguyễn Hữu Cảnh mất, miệt này được tôn danh là Cù Lao Ông
Chưởng. Trong dân gian vẫn còn ca dao:
“ Bao phen quạ nói với diều Cù Lao Ông Chưởng thiếu gì cá tôm!”
Ít lâu sao theo đà sung túc của dân làng. Gian nhà thờ Ông Chưởng lại được tái
tạo cao rộng và chắc hơn; bây giờ mới gọi hẳn là Dinh Ông. Việc cúng kỵ Ông lớn
bắt đầu hình thành kể từ đây, nhưng phải cúng sau bên Kiến An một ngày để tiện cho đôi bên qua lại dân hương cùng nhau tế lễ.
Đến năm 1954 việc tái thiết mới làm vật liệu nặng,lợp ngói đỏ, có đỉnh cao ở
giữa. Trong ngoài rộng rãi nghiêm trang. Nơi này hằng năm vẫn có sự trùng tu vào những ngày trước khi làm đám kỵ. Vùng này làm lễ kỵ ông Ông Lớn Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh trong ba ngày liền; Từ mùng 8,9 và 10 tháng 5 âm lịch, thường
tổ chức tế lễ rất lớn. Khách thập phương đến chiếm bái có khi đông đến 5,6 ngàn
người. Cứ 3 năm một lần có lễ rướt Sắc, rước kiệu, đến tối lại có hát hội hoặc múa
võ cổ truyền. Hồi xa xưa còn có lệ đua thuyền trên dòng Lễ Công rất ngoạn mục. Đặc biệt thời xưa còn có cả người Khmer đua thuyền Ngo,cùng dự lễ rất vui vẽ
trong tình nghĩa đoàn kết sắc tộc.