Kiến An( Cồn Cây Sao)

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 56)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.4.2.2. Kiến An( Cồn Cây Sao)

Đứng bên Kiến An nhìn qua bờ bên kia là thị trấn Chợ Mới, trong thấy cả

khuôn viên Đền Ông Chưởng thuôc thôn Long Điền nhưng Đền chính được xây cất trước tiên ở bên này thuộc địa điểm Vàm Xép. Địa danh nơi đây xưa đã có nhiều tên

như: Cồn Cây Sao, Gò Cây Sao hay Cù Lao Tiêu Mộc. Cả vùng này sau được mang danh là Cù Lao Ông Chưởng. Địa bàn riêng vẫn là thôn Kiến An.

Chính địa danh này trong truyền thuyết và cũng có ghi trong Liệt truyện tiền

Biên …: Quan Lễ Thống Binh Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược Cao Man, lúc trở về Ông cho đóng quân ở Cồn Cây Sao chờ lệnh Chúa. Tướng sĩđang hả hê vui mừng

trong doanh trại đặt ở phía Vàm Xép ( Kiến Long Nay là Kiến An). Bỗng nhiên, một đêm cuối tháng 4 Canh Thìn,trời nổi cơn giông bảo, mạn đất Cù Lao bị sụp

lở…Cũng ngay đêm ấy, Lễ Công Nguyễn Hữu Cảnh nằm mơ và sáng hôm sau khi

tỉnh dậy ông lâm bệnh. Khi đoàn thuyền trên đường về Bình Khương Dinh nơi ông

trấn thủ, trước khi làm nhiệm vụ kinh lược. Nhưng chưa ra khỏi Tiền Giang thì mất. Trước hung tin bất ngờ, dân chúng hai bên Cù Lao đều thang thốt bàng hoàng,nhiều nơi bật thành tiếng khóc như họ mới bị mất người thân.

Để tỏa lòng thương tiết bậc Tướng quốc tài ba đức độ hiếm có này nhân dân vùng Kiến Long chung sức nhau lập ngay đền thờ Lễ Công Nguyễn Hữu Cảnh tại Vàm Xép nơi chính Dinh của Lễ Công khi sinh tiền và đặt tên là “Dinh Ông”, Quan chức thì trịnh trọng gọi là Đền Quan Ngài.

Đến thờ Quan Ngài ( Dinh Ông Cù Lao Vôi) thuở ấy được dựng lên bằng gỗ

quí rất rộng lớn cơ ngơi. Lối xây cất, đền trang trí giống như kiểu đình thờ Thành Hoàng. Bên trong cung nghiêm thờ hòm Sắc, cổ kiệu và bát bửu thạt uy nghi lộng

lẫy. Có ban Tế tự đông đảo, gọi là ban Quí tế.

Hàng năm tại hai Dinh Ông ở hai bên sông ( Kiến An và Long Điền) không cứ

chỉ cúng húy kỵ Ông lớn mà thôi, ngay đến cả những ngày sóc, vọng…, dân chúng

cũng đến lễ bái rất đông, thậm chí những ngày thường, việc khói hương cũng nghi

ngút. Thảy đều thành tâm tin tưởng truyền nhau rằng: “ Ông lớn sinh vì tướng, tử vì thần”.Tạm hiểu:

Khi sống, Ông lớn làm tướng giúp nước an dân.

Khi thác, Ông lớn hóa thần phù độ chúng dân

Nhân đó, ai ai làm gì cũng đến Dinh Ông cầu khẩn xin được như ý. Do đức tín

mảnh liệt ấy, khiến thời đó đã xuất hiện nhiều câu hát biến thành câu ca dao,làm lớn

mãi niềm tin:

“ Ai đi tới Xép- Chăng- Cà

Nhớ mua vàng mã nhang trà cúng Ông…”

Nhưng cúng Ông phải thật lòng thành kính, nên còn có câu nhắn nhủ sau:

“ Cúng dâng Ông một lòng chân thât

Ghe thương hồ bán đất mua may ”

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 56)