Đồng Nai Gia Định và sự phát triển của Đại Việt ở xứ ĐàngTrong

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 37)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.5.1. Đồng Nai Gia Định và sự phát triển của Đại Việt ở xứ ĐàngTrong

Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé dã nhanh chóng trở thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí.

Vùng đất mới của Đại Việt sớm được sắp xếp rất quy củ theo hệ thống hành chánh và một đội ngủ canh phòng vững chãi, giúp cho dân chúng an tâm làm ăn Phần nông trại: dân được phép khai hoang tùy vùng tùy sức, và tùy nơi sơn điền hoặc thảo điền, họ sẽ được phân ranh ngay khi phát canh, đến quyền lợi thu tô cũng được bảo vệ đúng mức. Nơi nơi nhà vườn rào giậu ấm cúng, đặc biệt chổ nào có người Miên ở, còn thấy họ trang trí bao lớn với màu sắc rất vui mắt…

Phần phố thị: nhiều nhà có của, họ đua nhau xây thêm gạch trát vôi, cất thêm tầng lầu, mở rộng hiên hè; cảnh tượng phố xá đông đúc, trên bến dưới thuyền, thật vui tưới nhộn nhịp, sự buôn bán thêm phần thịnh vượng. Sự cần thiết tiếp theo cho việc

phải đấp dài, nơi rộng dài con đường đi lại có sẵn, nhưng mới chỉ hình thành trong vòng năm dặm.Ấy là ba nhai lộ:Đại nhai lộ lót đá trắng, Hoành Nhai lộ lót đá ong: Tiểu nhai lộ lót đá xanh;Khiến vó ngựa quân sĩ được đỡ đi phần bụi đỏ tung mù, nên có câu truyền khẩu:

“ … Rồng chầu xứ Huế Ngựa tế Đồng Nai…”

Cù Lao Phố đã có tên Châu Đại Phố. Bến cảng nơi đây đang chuyển mình để chính thức là một thương cảng buôn báng với người ngoại quốc.Một thương cảng non trẻ của nước ta ở cuối thế kỉ 17 chính là Cảng Đại Phố.

Đành rằng, Bến Cảng này được phồn thịnh là do công lao của cộng đồng sắc tộc nơi đây, thế nhưng phần lớn do những bàn tay khối óc tài ba của người Trung Hoa. Và địa danh Cù Lao Phố, Đồng Nai, Gia Định gần như gắn Liền với tên của vị Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh từ cuối thế kỉ 17.

Vào cuối đông Mầu Dần 1698. Công việc nội biên, ngoại bang đã ổn định, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh y lệnh Chúa trở về chức vụ cũ: Trấn thủ Dinh Bình Khương.Tục truyền ngày ấy dân chúng họp mặt dâng rượu tiễn hành quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh rất vui vẽ và cũng rất cảm động

Chỉ trong vòng một năm với chức vụ kinh lược, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã hoàn thành một nhiệm vụ vô cùng trọng đại trong công cuộc khai sáng Miền Nam nước Việt, mà các sử sách đều ghi một ý chính: “ Năm 1698, vùng Đồng Nai Gia Định mới được chính thức thành lập cơ sở hành chính có qui củ”. Năm Mậu Dần 1698 đời Chúa Hiển Tông, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã chính thức sát nhập đất Biên Hòa và Gia Định vào bản đồ Việt Nam, thiết lập xã, thôn…

Về sau có một vài văn nhân đã cảm tác thành thi phú ca tụng sự phồn thịnh của phủ Gia Định ngày ấy.

“ Phủ Gia Định nhà đủ người no chốn chốn Xứ Sài Côn phố vui đường rộng nơi nơi” Ngoài ra còn có nhiều ca dao truyền khẩu khác như:

“ Cây trên rừng hóa kiểng Cá dưới biển hóa long” Hay có hai câu thơ truyền tụng ở vùng Cù Lao Phố:

… Nghĩa nhân chủng hằng đấp xây Đại Việt, Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai…

Thống suất Lễ THành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị thượng tướng có công đầu trong lớp người khai sơn phá thạch ở buổi đó; Ông chính là người đầu tiên khai sinh ra miền Đồng Nai Gia Định, là ân nhân đã mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống ấm no hạnh phúc, Ông còn là tấm gương nhân hậu điển hình.Mặc dù trăm công ngàn việc, nhưng với nhiệt tâm chăm lo đến đời sống của dân chúng một cách thiết thực, Ông luôn luôn gần gũi thân cận mọi sắc tộc, khuyến khích vỗ an các cư dân cũ, mới…, Cách xử sự hòa đồng của Ông quả là tuyệt vời.

Suốt vùng Gia Định Sài Côn, người người đều quí mến đức độ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Họ tỏ lòng tôn kính uy danh vị thống lãnh Biên thùy nên không ai dám gọi tên Ông mà chỉ xưng tụng Ông là Lễ Công.Rõ ràng chỉ nhờ có đức độ Ông đã chinh phục mọi tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 37)