Đền thờ ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 46)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.2. Đền thờ ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Tại Chợ Lớn, thuộc Phủ Gia Định xưa, có Chùa Minh Hương của người Trung Hoa dựng lên từ khi đã được chia ranh làng xã.Ngôi Chùa tọa lạc tại xã Minh Hương Gia Thạnh( Phiên Trấn). Thời Pháp thuộc mang tên phố Marin; về sau đổi lại là Đại lộ Đồng khánh. Hiện nay là đường Trận Hưng Đạo B,Chợ Lớn(Tp.HCM). Ngay giữa phố xá đông đúc, chẳng cách lời bao nhiêu có ngôi Đền ở bên trong hàng rào sắt, Tất cả đều đã được trùng tu nhiều lượt như hiện với lối tân tạo,nhưng trước mái cao cũng treo bảng nhỏ mang 4 chữ Hán, được dịch lại chữ Quốc ngữ là: “ Minh Hương Gia Thạnh” gắng ngay trên vòm đầu cổng ra vào.

Hiện tai ở đây chỉ dùng làm nơi hội họp đồng-hương- minh- hương( vốn là những người Việt gốc Hoa) chuyên bàn soạn việc phụng sự tế lễ hoặc cúng húy kỵ trọng đại.Riêng việc dân hương thường xuyên đã chuyển qua một ngôi Chùa ở phố bên, nơi ấy lấy tên Chùa Minh Hương Phước An. Sự thật tại đây vẫn la ngôi Đền Minh Hương thời cổ xưa, do tiền nhân Minh Hương dựng lên thờ tự, từ tiền bán thế kỷ 18.

Ngày nay đền Minh Hương đã lọt vào vị trí giữa phố xá Chợ Lớn phồn hoa; nhưng với tính chất lịch sử ngôi đền Minh Hương vẫn tự đề cao tầm vóc uy nghi, quí hơn nữa khi ta vừa đặt chận qua bậc cửa là cảm thấy ngay sự yên tỉnh thanh nhã, chốn tôn nghiêm tăng vẽ trang trọng.

Bằng lối kiến trúc cổ, đầy sắc thái Trung Hoa. Nét độc đáo tỏa ra từ những chiếc đèn lồng phụng tự, đến những vòng nhang to lớn rủ thòng từ nóc xuống giữa điện thợ.Chung quanh treo nhiều liễn đối, hoành phi,thảy đều hẳn bụi thời gian.

Một bệ thờ xây đá men rất cao chạy ngang sát bức tường hậu đền, bệ này chia làm 3 cung nghiêm( người Minh Hương gọi là Ba Thần Lầu). Với cách bày biện trang nhã thanh thoát- Thần lầu chánh( giữa) có bảng ghi chữ “ Phi Long”, nơi này thờ Hoàng Đế cuối cùng của Triều Minh hai bên cũng thờ văn quan và võ quan. Thần lầu hướng tây gọi là Chánh Tây thờ hai văn quan với biển để “Thoại- Phụng”cùng đối câu đối. Thần lầu hướng đông gọi là Chánh Đông với biển để “

Tường Lân”. Chính nơi Thần lầu Đông này thờ 2 võ quan là Trần Thắng Tài và Nguyễn Phước Lễ( tức Lễ Công Nguyễn Hữu Cảnh), cùng bài vi thờ Đức Ông ghi rõ hàng chữ, phiên âm chữ Hán:

“ Thống suất Lễ Thành Hậu hộ quốc tí dân,ách cảnh uy viễn Chiêu ứng Nguyễn Công Thượng Đẳng Thần”

Dịch.

“ Thông suất Lễ Thành Hầu giữ nước che dân bảo vệ bờ cõi, uy danh rạng rỡ Nguyễn Công được truy phong Thượng Đẳng Thần”

Sự tôn thờ cẩn thận của người Minh Hương còn được diễn tả trong cách xếp đặt cung nghiêm phụng tự, khi thoáng thấy trước Ba Thần lầu đặt Ba lư hương mang màu sắc hiếm có đồng loạt kia, vẫn mang đều những chân tâm nhang sùng bái, hoặc tỏa đều…, vươn cao những làn khói hương tôn kính tiền nhân.

Chỉ cần xét qua sự thể cùng hình thức tôn thờ vị Danh Nhân Việt Nam của người Hoa tại đền Minh Hương cổ kính này, đã thể hiện sự quý hóa ở lòng tôn kính chung các bậc hiền tài kim,cổ thiên hạ là thế! Thấm thúy xiết bao tình người trong sáng!

Và như cố Giáo sư đại học Lý Văn Hùng gốc Hoa, Ông thuộc lớp người hậu bán thế kỉ 20, đã tượng niệm Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh bằng dòng thơ cảm xúc sau:

Hải bất ba đào do hiển thánh Hoa di chiêm hóa tập vương đình

Dịch.

Biển lặng sóng yên Người hiển thánh Ấn uy rạng chiếu khắp gần xa

3.3. ĐÌNH THỚI AN Ở Ô MÔN – CẦN THƠ VÀ TIỀN GIANG 3.3.1. Đình Thới An ở Ô Môn- Cần Thơ

Một phần của tài liệu lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)