Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG TỰ PHỐI PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN GEN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 53)

Giai đoạn này cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này cây ngô đã ổn định về số lá, chiều cao cây cũng phát triển chậm dần nhưng bộ rễ ngô vẫn tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều rễ chân kiềng cắm sâu xuống đất vừa có tác dụng hút nước vừa tăng khả năng chống đổ cho cây. Giai đoạn tung phấn diễn ra trong

khoảng thời gian không dài, trung bình từ 10 đến 15 ngày nhưng đây lại là giai đoạn quyết định đến năng suất. Ở giai đoạn này cây ngô tập trung dinh dưỡng cho quá trình thụ phấn, thụ tinh nên rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Vì vậy trong giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước, dinh dưỡng và ánh sáng.

Theo dõi thời gian tung phấn, phun râu giúp chúng ta bố trí thời vụ hợp lý giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh được thuận lợi từ đó làm tăng năng suất.

Thời kì từ gieo đến phun râu của các dòng bố mẹ biến động từ 81 – 93 ngày. Dòng sớm nhất là D4 (81 ngày), dòng muộn nhất là D1, D2 (93 ngày). Ở các THL, thời gian từ gieo dến phun râu biến động từ 82 – 92 ngày. Các THL đều phun râu mộn hơn so với đối chứng MX4 (78 ngày) từ 3 – 15 ngày, trong đó THL5 phun râu sớm nhất (82 ngày). THL phun râu muộn nhất là THL15 (92 ngày)

+ Chêch lệch thời gian giữa tung phấn phun râu.

Giai đoạn này cây ngô bước vào quá trình sinh trưởng sinh thực. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đến khả năng thụ phấn thụ tinh của ngô, bởi đây là thời kỳ diễn ra quá trình thụ phấn thụ tinh khi hạt phấn rơi trên râu ngô.

Sự chênh lệch giữa thời gian tung phấn phun râu phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Nếu thời gian chêch lệch giữa tung phấn và phun râu (TP - PR) càng nhỏ thì số lượng hạt phấn tham gia thụ phấn thụ tinh càng lớn, khả năng kết hạt sẽ lớn, cho năng suất cao. Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu hợp lý là thừ 2 – 3 ngày.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy chênh lệch giữa tung phấn, phun râu của các dòng bố mẹ biến động từ 1 – 3 ngày. Trong đó dòng bố mẹ có thời gian chênh lệch ngắn nhất 1 ngày là D1, D3, D4, dòng có thời gian chênh lệch dài nhất là D5 (3 ngày).

Đối với các THL Chênh lệch tung phấn phun râu không lớn, có 10 THL thời gian tung phấn trước phun râu là 2 ngày THL2, THL3, THL4, THL5,

THL7, THL10, THL11, THL12, THL14, THL15, riêng THL13 tung phấn trước phun râu 1 ngày và THL1 có thời gian tung phấn và phun râu trùng nhau. Đ/C MX4 chênh lệch tung phấn phun râu là 2 ngày.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG TỰ PHỐI PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN GEN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w