Chiều cao cây cuối cùng là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh sát thực khả năng sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Đây cũng là một đặc điểm hình thái có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Chiều cao cây cuối cùng là một trong những chỉ tiêu liên quan đến tính chống đổ, cho phép bố trí hợp lý các bộ phận trong không gian, qua đó giúp cho quần thể có khả năng tận dụng ánh sáng mặt trời một cách có hiệu quả. Chiều cao cây quyết định đến mật độ và các chế độ trồng xen với các loại cây trồng khác một cách hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế. Thường những tổ hợp lai có chiều cao cây cao thì khả năng tận dụng ánh sáng tốt hơn nhưng rất rễ bị đổ gẫy. Ngược lại, những giống có chiều cao cây thấp thì khả năng tận dụng ánh sáng thấp nhưng chống đổ tốt hợn. Vì vậy việc chọn tạo giống có chiều cao hợp lý là hết sức cần thiết.
+ Chiều cao cây cuối cùng
Dựa vào bảng 4.7 ta thấy trung bình chiều cao cuối cùng của các THL dao động trong khoảng từ 203,3 đến 235,7 cm. Trong đó, cao nhất là THL14 với trung bình chiều cao đạt 235,7 cm, cao hơn ĐC (154,2 cm) 81,5cm, thấp nhất là THL4 với trung bình chiều cao đạt 203,3 cm, cao hơn ĐC (154,2 cm) 49,1 cm. Nhìn chung ta thấy tất cả các THL đều có trung bình chiều cao cao hơn đối chứng (MX4).
Mức độ đồng đều về chiều cao giữa các cây trong cùng một THL cũng khá khác nhau, CV dao động từ 4,6 đến 8,6 %. Trong đó THL7 có độ chênh lệch giữa các cây ít nhất, CV% đạt 4,6%. Trong khi đó THL5 lại có CV% lớn ( 8,6%), chứng tỏ độ chênh lệch giữa các cây trong THL5 là khá lớn. Chiều cao các cây ĐC có thể coi là khá đồng đều với CV% là 5,8%.
+ Chiều cao đóng bắp
Chỉ tiêu chiều cao đóng bắp cũng là đặc điểm hình thái quan trọng, nó liên quan tới khả năng chống đổ, khả năng nhận phấn và thu hoạch cơ giới của ngô. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao thì cây rất rễ đổ gẫy, ngược lại những giống có chiều cao đóng bắp thấp có khả năng chống đổ cao hơn nhưng quá trình nhận phấn lại khó khăn. Chiều cao đóng bắp hợp lý của giống ngô có chiều cao trung bình, bắp thường đóng ở vị trí 45-60% chiều cao cây. Chính vì thế mà theo dõi, đánh giá chiều cao đóng bắp là cần thiết để đánh giá một giống ngô chất lượng.
Theo bảng 4.7 trung bình chiều cao đóng bắp của các THL dao động trong khoảng từ 84,60 đến 117 (cm). Trong đó THL Có chiều cao đóng bắp cao nhất là THL10 với trung bình đạt 117 (cm), thấp nhất là THL5 với 84,6 (cm). Trong khi đó, trung bình chiều cao đóng bắp của ĐC là 63,3 (cm)
Bảng 4.7 cho thấy, chiều cao đóng bắp của các THL biến động nhiều hơn chiều cao cây cuối cùng. Độ biến động chiều cao đóng bắp của các THL dao động
trong khoảng 2,1 – 9,8 (%). Chỉ riêng có tổ hợp lai 6 (CV=2,1%) có độ đồng đều cao hơn so với đối chứng MX4 (CV = 5,4%).
+ Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây
Để có khả năng chống đổ tốt nhất, khả năng nhận phấn tối ưu và thu hoạch cơ giới thuận lợi thì theo tính toán người ta cho rằng chiều cao đóng bắp của một cây nên bằng ½ chiều cao thân của cây đó là hợp lý.
Theo bảng 4.7, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai THL12 (0,5); THL13 (0,49), THL14 (0,49); THL2 (0,48) là khá hợp lý. Trong khi đó THL3 (0,37) có thể coi là khá thấp.