PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG TỰ PHỐI PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN GEN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 48)

- Phương pháp đánh giá:

Đánh giá ưu thế lai:

Ưu thế lai của con lai so với bố mẹ có thể biểu thị bằng ba cách:

+ Ưu thế lai giả định:

Hm% = ( ) ( ) 100 2 1 2 1 2 1 2 1 1 × + + − P P P P F Trong đó:

Hm : Ưu thế lai giả định hay ưu thế lai trung bình.

1

F : Số đo trung bình của tính trạng ở con lai F1

1

P : Số đo trung bình của tính trạng ở P1 (mẹ)

2

P : Số đo trung bình của tính trạng ở P1 (bố) + Ưu thế lai thực: Hb% = 1 − ×100 B B P P F

Trong đó: Hb% : Ưu thế lai thực

1

F : Số đo ở tính trạng con lai F1

B

P : Số đo tính trạng ở bố hoặc mẹ cao nhất

+ Ưu thế lai chuẩn:

Hs% = 1 − ×100

S S F

Trong đó:

Hs% : Ưu thế lai chuẩn

1

F : Số đo tính trạng ở con lai F1

S : Số đo tính trạng ở giống chuẩn

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai, sử dụng chương trình IRRISTAT.

+ Số liệu thu thập trong quá trình thí nghiệm sẽ được xử lý trên phần mềm EXCEL để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn hay hệ số biến động (CV%)

+ Phân tích KNKH theo mô hình Griffing 4 bằng phần mềm phân tích KNKH, Nguyễn Đình Hiền, 1995 ij ij j i ij = m + g + g + s + ε Υ

Trong đó Yij= Trung bình KNKH của bố mẹ (i = j) hoặc con lai ( i # j), với i và j = 1,2...p

m= Tổng giá trị trung bình

gi, gj = KNKH chung của dòng i và j

sij = KNKH riêng khi lai giữa dòng i với dòng j, với sij = sji

ij

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THL VÀ CÁC DÒNG BỐ MẸ TRONG VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA THL VÀ CÁC DÒNG BỐ MẸ TRONG VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA THL VÀ CÁC DÒNG BỐ MẸ TRONG VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Thời gian sinh trưởng (TGST) của cây ngô được tính từ khi gieo hạt đến khi chín hoàn toàn về sinh lý. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và điều kiện sinh thái của từng vùng. Sự phát triển của cây ngô có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Trong hai giai đoạn trên lại được chia làm các giai đoạn nhỏ khác nhau có các đặc điểm đặc trưng khác nhau ở các giống khác nhau.

Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thời gian sinh trưởng là cơ sở để các nhà nghiên cứu phân các giống ngô thành các nhóm: Chín sớm, chín trung bình và chín muộn. Từ đó giúp ta bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý nhằm thu được kết quả cao nhất.

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của THL và bố mẹ được thể hiện trong bảng 4.1 và bảng 4.2

Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL vụ Xuân 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội

(Đơn vị tính : ngày)

THL

hiệu

Thời gian từ gieo đến các thời điểm Chênh lệch Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Thu bắp tươi Chín sinh lý TP- PR D6 x D1 THL1 13 81 83 83 105 125 0 D6 x D2 THL2 13 83 85 87 106 126 2 D6 x D3 THL3 10 81 83 85 104 125 2 D6 x D4 THL4 12 80 81 83 105 125 2 D6 x D5 THL5 9 78 80 82 102 123 2 D5 x D1 THL6 10 84 85 88 107 126 3 D5 x D2 THL7 10 81 82 84 104 126 2 D5 x D3 THL8 10 79 80 83 104 123 3 D5 x D4 THL9 14 81 82 85 104 123 3 D4 x D1 THL10 13 84 86 88 108 127 2 D4 x D2 THL11 12 82 84 86 104 124 2 D4 x D3 THL12 11 82 84 86 106 125 2 D3 x D1 THL13 14 86 89 90 109 127 1 D3 x D2 THL14 13 83 85 87 107 127 2 D2 x D1 THL15 15 89 90 92 116 130 2 MX4 Đ/C 9 75 76 78 100 120 2

Ghi chú: ngày gieo 08/02/2011. THL-Tổ hợp lai, TP-tung phấn, PR- phun râu, TGST- thời gian sinh trưởng

Bảng 4.2: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của bố mẹ vụ Xuân 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội

Đvt: ngày Bố

mẹ

Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý D50-1 D1 12 90 92 93 135 1 D50-3 D2 14 89 91 93 135 2 D43-1 D3 14 82 85 86 133 1 D43-2 D4 12 78 80 81 132 1 D20-2 D5 12 81 82 85 130 3 D20-3 D6 11 79 80 82 128 2

Ghi chú: ngày gieo 08/02/2011. THL-Tổ hợp lai, TP-tung phấn, PR- phun râu, TGST- thời gian sinh trưởng

4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc

Giai đoạn từ gieo đến mọc là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng, phát triển và có vai trò quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây ngô sau này.

Quá trình nảy mầm diễn ra nhanh hay chậm được thể hiện qua thời gian từ khi gieo đến mọc là ngắn hay dài. Những dòng giống khác nhau thì thời gian mọc khác nhau, ngoài ra quá trình nảy mầm còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như ẩm độ, nhiệt độ, kỹ thuật chăm sóc.

Trong vụ Xuân năm 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội, do đầu vụ nhiệt độ thấp ngay từ khi gieo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nảy mầm của hạt nên thời gian từ gieo đến mọc kéo dài. Qua bảng 4.1; 4.2 ta thấy bố mẹ và các THL tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến mọc mầm là 9-15 ngày. Qua bảng 4.1ta thấy khoảng thời gian từ gieo - mọc của các THL biến động từ 9-15 ngày, trong đó tổ hợp lai mọc nhanh nhất là THL5 (9 ngày), bằng với Đ/C. THL mọc muộn nhất là THL15 (15 ngày), chậm hơn so với Đ/C 6 ngày. Qua bảng 4.2 ta thấy các dòng bố mẹ D6 mọc nhanh nhất (11ngày), muộn nhất là D2 và D3 (14 ngày). Do lúc gieo thời tiết khô nên một số dòng, giống thời gian mọc kéo dài. Nhìn chung các dòng đều có sức nảy mầm tốt, tỷ lệ mọc mầm cao đạt 100%.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG TỰ PHỐI PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN GEN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w