Các biện pháp kỹ thuật áp dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG TỰ PHỐI PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN GEN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 42)

+ Làm đất:

- Đất được làm nhỏ, kỹ, sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước, đảm bảo độ xốp, bằng phẳng, chia các ô thí nghiệm.

- Làm đất lên luống gieo trồng: Làm đất nhỏ và lên luống rộng luống 1m, mật độ trồng 70 x 25 cm cho tất cả các ô thí nghiệm, mật độ 57000 cây/ha

+ Gieo hạt: mỗi hốc 1-2 hạt các hạt cách nhau 3cm. Khoảng cách hàng 70 (cm), khoảng cách cây 25 (cm).

+ Lượng phân bón cho 1ha: 120 kg N + 70 P2O5 + 100K2O. Trong đó:

- Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân lân + 50% Đạm + 30% Kali - Bón thúc 3 lần: Tổ hợp lai Bố mẹ Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 D5 × D1 D6 × D5 D6 D4 × D3 D5 × D3 D6 × D1 D4 × D3 D4 × D1 D2 × D1 D4 ĐC D5 × D2 D6 × D4 D3 × D2 D5 × D2 D5 × D1 D5 D6 × D5 D5 × D4 D4 × D2 D3 × D1 D3 D5 × D3 D4 × D1 D6 × D3 D6 × D2 D2 × D1 D6 × D4 D2 D3 × D1 D6 × D1 D3 × D2 D4 × D2 D6 × D2 ĐC D1 D5 × D4 D6 × D3

Lần 1: Bón khi cây ngô được 3 – 5 lá thật, bón 1/3 N + 1/3 K2O + xới nhẹ quanh gốc.

Lần 2: Bón khi cây ngô được 7 – 9 lá, bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao chống đổ.

Lần 3: Bón khi ngô xoắn nõn (Trước trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón toàn bộ lượng phân còn lại và vun cao lần cuối.

+ Tưới tiêu:

Tưới tiêu nước kịp thời, luôn giữ đủ ẩm (khoảng 70-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng)

+ Chăm sóc:

- Theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tiến hành tỉa, dặm cây con để đảm bảo đúng mật độ và số lượng cây. - Giai đoạn cây con tiến hành xới xáo, phá váng, dặm cây

- Khi ngô có 3 - 5 lá thật tiến hành xới xáo, làm cỏ và tỉa cây (đảm bảo mỗi hốc có 1-2 cây) và bón thúc lần 1.

- Khi ngô 7- 9 lá tiến hành làm cỏ, xới xáo vun gốc, bón thúc lần 2. - Khi ngô xoắn nõn: làm cỏ, bón phân đợt 3, kết hợp vun gốc cao - Theo dõi để tưới tiêu, đảm bảo mật độ cho ngô phát triển.

- Tiến hành phòng ngừa sâu bệnh kịp thời khoa học.

+ Phòng trừ sâu bệnh :

Làm sạch cỏ dại để hạn chế sâu bệnh, cần chú ý phòng trừ một số loài sâu bệnh chủ yếu như : Sâu xám, sâu đục thân, rệp sáp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá…

+ Thu hoạch :

+ Xới vun, làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình thâm canh Ngô của Viện Nghiên cứu Ngô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG TỰ PHỐI PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN GEN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO VỤ XUÂN 2011 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w