An toàn lao động là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất ở bất cứ công ty xí nghiệp nào. Là vấn đề cần sự quan tâm, nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản cho con người, đảm bảo tốt vấn đề an toàn lao động sẽ giúp cho người lao động an tâm sản xuất nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả công việc. Tại công ty công tác an toàn lao động được bố trí như sau:
An toàn cho con người:
- Mỗi năm công ty phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp (nếu có) của công nhân để tránh tai nạn xảy ra.
- Trong công ty luôn có thùng thuốc y tế dự phòng, có phòng y tế và đội ngũ y tế phòng khi có người bệnh.
- Các bà mẹ sau khi sinh tránh làm việc tăng ca.
- Trong phân xưởng công nhân làm việc với nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, có thể dẫn đến 1 số bệnh như: viêm mũi, viêm khớp, viêm đường hô hấp... vì vậy đối với công nhân làm việc tại phòng cấp đông thì đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: ủng, nón, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ...
- Nếu làm việc trong kho lạnh thì phải có quần áo chống lạnh nón ấm và phải được khám sức khỏe định kỳ.
- Hệ thống chiếu sáng luôn được đảm bảo, nếu ánh sáng không đủ sẽ gây hại cho mắt, các tai nạn khác sẽ tăng lên.
An toàn về điện:
- Dây dẫn phải được cách nhiệt tốt, treo trên cao. Khi các thiết bị điện hư hỏng phải được các chuyên viên về điện sữa chữa, không tự ý tùy tiện sữa chữa khi chưa nắm
Trang 91 vững các nguyên tắc an toàn về điện. Khi sữa chữa các dụng cụ về điện ít nhất phải có 2 người.
- Trước khi ra khỏi phân xưởng phải tắt các công tắt điện không cần thiết. - Các trang bị điện sử dụng phải có hệ thống báo động khi xảy ra sự cố về điện. An toàn cháy nổ:
- Phải có hệ thống báo cháy đảm bảo khi có sự cố xảy ra được phát hiện sớm.
- Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy, cũng như bảng hướng dẫn, bố trí các thiết bị này xung quanh phân xưởng.
- Phải có cửa thoát hiểm để cho người lao động thoát hiểm khi xảy ra sự cố. An toàn về máy móc, thiết bị:
- Phải có đội ngủ kĩ thuật chuyên về máy móc thiết bị.
- Khi sử dụng máy móc phải tuân thủ theo nguyên lý vận hành và nguyên tắt hoạt động của máy.
- Nếu phát hiện các thông số kĩ thuật của máy không chính xác phải báo ngay cho các thợ cơ điện sữa chữa.
- Nơi đặt máy móc luôn có bảng hướng dẫn vận hành. - Phải nghiêm túc trong khi vận hành máy.
- Cần phải giữ khoảng cách an toàn giữa máy móc thiết bị và người lao động. Các thiết bị tạo tiếng ồn lớn khi hoạt động phải được đặt tránh xa nơi sản xuất và đi lại của công nhân hoặc được đặt trong phòng cách âm hoặc hạn chế âm thanh.
An toàn về hóa chất
- Hóa chất phải được chứa đựng gọn gàng trong các vật chứa như thùng nhựa, túi PE, trên mỗi vật chứa phải có bảng ghi tên của từng loại hóa chất.
Trang 92 - Hóa chất phải được sử dụng đúng mục đích và có hồ sơ cập nhật theo dõi việc xuất nhập hóa chất.
- Kho chứa hóa chất phải được đặt xa nơi sản xuất.
Khi sử dụng hóa chất phải được sự đồng ý và giám sát của người có trách nhiệm. Người pha hóa chất phải mang đầy đủ bảo hộ lao động.
4.3 Các hình thức quản lý chất lƣợng trong công ty và an toàn vệ sinh mà công ty đang áp dụng
4.3.1 Các hình thức quản lý chất lượng * Thu mua, tiếp nhận nguyên liệu
Thu mua là một quá trình đầu tiên và cũng hết sức quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến.
Nguyên liệu thu mua vào phải đạt các yêu cầu mà công ty đề ra về độ tươi nguyên liệu và không được nhiễm độc.
Ngoài ra quá trình vận chuyển nguyên liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Do đó việc thu mua, tiếp nhận nguyên liệu sẽ đạt đầy đủ về các yêu cầu kỹ thuật và hợp lý thì việc bảo đảm nguyên liệu ban đầu tốt sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng cao.
* Quá trình làm việc của công nhân Sự nghiêm túc tác phong:
Trong quá trình làm việc, công nhân phải hết sức thận trọng giữ trật tự, không được nói chuyện khi làm việc, không được qua lại di dời chổ khác.
Khi chế biến phải tuân thủ vệ sinh theo công ty và bảo hộ lao động đầy đủ. Kỹ thuật tay nghề:
Phải nắm vững các thao tác khi chế biến của những người kỹ thuật viên và phải theo ý kiến của khách hàng.
Trang 93 * Máy móc
Máy móc, thiết bị cũng góp phần vào việc quản lý chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình làm việc phải dùng những thiết bị máy móc hiện đại tiên tiến. Trong quá trình chế biến và bảo quản sản phẩm thì thiết bị có thời gian cung cấp nhiệt độ lạnh đông nhanh thì sẽ giảm được sự biến đổi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
* Quá trình chế biến sản phẩm
Mỗi công nhân làm việc phải thực hiện theo quy trình chế biến. Quá trình chế biến nhanh thì sản phẩm đạt chất lượng cao.
* Quá trình kiểm tra sản phẩm
Khi ra thành phẩm các QC kiểm tra sản phẩm phải hết sức cẩn thận về chất lượng lẫn vi sinh để tránh hư hỏng xảy ra.
* Quá trình bảo quản sản phẩm
Sau khi bao gói sản phẩm xong được đưa vào kho bảo quản, lúc này nhiệt độ kho bảo quản luôn đạt nhiệt độ -20 ± 20C để giữ nhiệt độ tâm sản phẩm tránh sự cố tan băng gây hư hỏng khi nhiệt độ kho đột ngột tăng cao. Nếu sự cố xảy ra cần phải khắc phục ngay tức khắc.
* Hóa chất
Quá trình chế biến phải sử dụng hóa chất đúng liều lượng và nồng độ cho phép để tránh hiện tượng dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
* Các yếu tố khác
Nguồn nước chế biến phải sạch và đạt tiêu chuẩn sản xuất Xí nghiệp chế biến phải đảm bảo vệ sinh.
Trang 94 4.3.2 Các chương trình quản lý chất lượng được áp dụng tại công ty
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý để xác định chính sách chất lượng, quy định rõ mục đích trách nhiệm và các biện pháp thực hiện chính sách đó.
Đảm bảo chất lượng và toàn bộ các hoạt động kế hoạch có hệ thống được tiến hành và được chứng minh là mức cần thiết để đảm bảo rằng hàng hóa sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng đặt ra. Và các phương pháp bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm mà công ty đang áp dụng trong quá trình sản xuất là các chương trình quản lý chất lượng mà hầu hết các công ty chế biến thực phẩm điều đang áp dụng đó là HACCP, GMP, SSOP.
HACCP: Là chương trình kiểm soát các điểm tới hạn (các công đoạn làm giảm
chất lượng sản phẩm) trong quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt
nhất.
Ví dụ: Công đoạn kiểm tra nguyên liệu, rà kim loại trong quy trình sản xuất của các mặt hàng là điểm tới hạn cần kiểm soát.
SSOP: Là chương trình bao gồm các quy phạm vệ sinh chuẩn (nguồn nước, nước
đá, vệ sinh cá nhân, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thực phẩm,…) nhằm đảm bảo vệ sinh
cho các mặt hàng trong suốt quá trình chế biến.
GMP: Là chương trình bao gồm các quy phạm sản xuất của các mặt hàng để đảm bảo cho các mặt hàng được chế biến đúng cách nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
4.4 Xử Lý Nƣớc Thải:
Tại nhà máy, mỗi ngày có một lượng nước thải rất lớn được thải ra. Nước trước khi thải ra sông được đưa qua hệ thống xử lý nước thải.
Nước thải trong sản xuất của xí nghiệp được đưa qua bể tập trung đã được lọc rác sơ bộ bằng song chắn rác để giữ lại các cặn bẩn có kích thước lớn, song chắn rác gồm các
Trang 95 thanh xếp cạnh nhau tạo một khe hở cố định và khe hở này tùy thuộc vào mức độ xử lý cũng như lượng rác có trong nước thải.
Lúc này nước đi vào bể điều hòa, bể này có tác dụng điều lượng và sơ lắng với thể tích nhất định. Người ta sử dụng kiềm có nồng độ cao bổ sung vào bể nhằm ngăn chặn hiện tượng ăn mòn kim loại, ngăn ngừa sự tác động lớn đến những biến đổi sinh hóa lớn diễn ra trong công trình cũng như tránh sự độc hại của môi trường xung quanh.
Nước được tiếp tục đưa qua bể sinh học, dưới đáy bể có dùng motor để khuấy trộn giúp cho hoạt động sau diễn ra tốt hơn vì trong bể có các vi sinh vật tồn tại ở dạng huyền phù có xu hướng lắng động xuống đáy. Do đó, việc khuấy trộn là cần thiết. Ngoài ra còn có tác dụng khác:
Điều hòa nồng độ BOD, COD tại những giờ cao điểm. Điều hòa nhiệt độ.
Điều chỉnh nồng độ nitơ, phospho. Không để lắng cặn bùn tại bể.
Lúc này bùn sẽ được bơm đưa lên bể nén bùn mục đích để xử lý cặn lắng đưa các chất hữu cơ về chất vô cơ không có hại. Phần nước sẽ được bơm trở về bể điều hòa và các axit được tạo ra trong quá trình này sẽ được trung hòa bằng muối kim loại, mặc khác muối kim loại còn có tác dụng trung hòa lượng kiềm có thể còn dư để tạo nên những kết tủa lắng xuống đáy. Phần bùn sẽ được máy nén bùn hút bùn về phần bùn ra khỏi máy nén bùn là bùn khô.
Nước sau khi xử lý sẽ theo đường ống thải ra sông. - Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy:
Trang 96 Hình 18. Sơ đồ xử lý nƣớc thải Máy nén khí Bể phân hủy bùn (bùn tuần hoàn) Bồn chứa dầu mỡ
Nước sạch sau khi xử lý
Đạt TCVN
Bể khử trùng Bể lắng khử N,P Bể sinh học Bể gom điều hòa Xử lý hiếu khí Song chắn rác (Thiết bị tách mỡ) Nước thải công ty
Trang 97
Chƣơng V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận:
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex, tôi đã học được nhiều kiến thức thật sự bổ ích và quý báo mà tôi đã tiếp thu được từ việc tiếp xúc trực tiếp với dây chuyền công ghệ mà tôi đã khảo sát. Đặc biệt tôi có cơ hội tham gia thực tập rèn luyện tay nghề ở 1 số công đoạn của qui trình chế biến.
Mặc khác trong quá trình thực tập tôi nhận thấy công ty có khá nhiều thuận lợi như diện tích khá lớn, cách bố trí phân xưởng hợp lý tránh nhiễm chéo trong quá trình sản xuất.
Công ty đã có một qui trình sản xuất hiện đại và áp dụng chương trình quản lý chất lượng đem lại cho công ty nhiều uy tín cao đối với khách hàng, với sự đa dạng các loại sản phẩm được quản lý chặt chẽ đã tạo cho công ty có được thị trường xuất khẩu rộng khắp.
5.2 Đề nghị:
Tuy bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít những khó khăn do 1 vài công nhân chưa tuân thủ qui định của công ty đề ra như thao tác sản xuất chưa đúng, chấp hành vệ sinh cá nhân chưa nghiêm. Do đó, công nhân nên có tính tự giác cao trong sản xuất như: kiểm soát vệ sinh cá nhân, tuân thủ các qui định sản xuất, qui phạm vệ sinh.
Cán bộ điều hành phân xưởng, tổ trưởng cần tăng cường giám sát để công nhân tuân thủ các thao tác sản xuất cũng như thủ tục làm vệ sinh đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa. Ngoài ra công ty có thể lắp đặt thêm hệ thống camera trong xưởng chế biến để quản lý công nhân thuận tiện và dễ dàng hơn.
Cùng với các loại sản phẩm xuất khẩu công ty cần quan tâm hơn thị trường trong nước vì đây là 1 thị trường rộng lớn còn đang bỏ ngõ.
Trang 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Ba và Nguyễn Văn Tài, 2004. Công nghệ lạnh thủy sản. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM
2. Nguyễn Văn Mười, 2007. Công nghệ chế biến lạnh thủy sản. NXB giáo dục. 3. Trần Thị Minh Hiền và Lê Thị Minh Thủy, 2007. Giáo trình nguyên liệu chế biến
thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ.
4. Tiêu chuẩn nguyên liệu tôm các loại. Công ty cổ phần thủy sản Cafatex.
5. Phan Thị Thanh Quế, 2008. Giáo trình công nghệ chế biến thủy hải sản. Trường Đại Học Cần Thơ.
6. Nguyễn Ngọc Thịnh, 2010. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. 7. Vũ Lệ Trinh, 2011. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cửu Long.