Thực tiễn GPMB xây dựng các KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh công tác GPMB khu công nghiệp tam dương II, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)

Hàng năm nước ta chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng các KCN với số lượng hàng chục nghìn ha. Tính đến cuối tháng 12/2008 cả nước đã có 219 KCN được thành lập. Tính trong 182 KCN ngoài Khu kinh tế và các KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN) đã chiếm tổng diện tích đất tự nhiên 43.791 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29.358 ha, chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 110 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 72 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 17.675 ha. Các KCN, KCX phân bố ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm gần 60% tổng diện tích các KCN cả nước.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng về cả diện tích và số lượng các KCN trong những năm qua, nhiều địa phương không có quỹ đất dự phòng, số nhân khẩu nông nghiệp tăng nhưng sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác lại chậm dẫn tới một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất. Ở các thành phố lớn, các tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, số hộ nông dân không còn đất

sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,....

Thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Luật Đất đai và các quyết định của Chính phủ các cấp, các ngành đã chú trọng quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, thực hiện nhiều chính sách đối với hộ nông dân được thu hồi đất. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn được xây dựng khá hơn, việc xác lập và xác định các khu tái định cư cũng như các chính sách đền bù tương đối thoả đáng. Những yếu tố đã góp phần thúc đẩy sản xuất và ổn định chính trị, kinh tế, xã hội ở nông thôn.

- Đền bù GPMB ở nước ta hiện nay

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về đền bù, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị định 84/2007/NĐ- CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất: Đối tượng được đền bù, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác

định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng.

Thứ hai: Mức đền bù, hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị

thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Thứ ba: Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư

cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.

Thứ tư : Trình tự thủ tục tiến hành đền bù, hỗ trợ và tái định cư đã giải quyết

được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác đền bù, tái định cư đạt hiệu quả.

Thứ năm: Các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai

năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như: Quyết định 143/QĐ-UB sửa đổi bổ sung một số vấn đề về đền bù, hỗ trợ, tái định cư của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/08/2007; Quyết định số 80/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội… Do đã vận dụng các chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.

Thứ sáu: Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất

phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư.

Đội ngũ cán bộ làm công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi GPMB, tiến độ GPMB trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi.

* Đà Nẵng

Là một trong những tỉnh, thành được đánh giá có những mô hình hiệu quả trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã di dời hơn 90.000 hộ dân trong đó số hộ giải tỏa di dời đi hẳn là trên 41.000 hộ, số còn lại là bị thu hồi một phần và đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Để làm tốt công tác đền bù cho người dân, Đà Nẵng đã tiến hành các biện pháp “khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng” với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều khu dân cư, chung cư để hỗ trợ cho người dân trong việc tái định cư.

Trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân giải phóng mặt bằng, Đà Nẵng luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, đảm bảo mỗi hộ dân được giải tỏa đều có đất làm nhà để ở bằng hình thức hoán đổi đất có giá trị tương đương. Tùy theo diện tích đất bị thu hồi, số nhân khẩu trong gia đình bị thu hồi, trường hợp đất ít nhưng hộ bị giải tỏa có số nhân khẩu nhiều thì được cấp thêm nhà chung cư. Để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành những chính sách đúng đắn và điều hành thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chú trọng công tác tái định cư, giải quyết việc làm cho người dân vùng bị thu hồi đất. Trong quá trình vận động, Thành ủy Đà Nẵng đã rút ra những kinh nghiệm sâu sắc, vận dụng tốt phương thức “Đảng nói dân tin, Mặt trận đoàn thể vận động dân theo, chính quyền làm dân ủng hộ”; tôn trọng dân, lắng nghe dân trình bày nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng, phù hợp với các quy định của pháp luật. Từ đó, tập trung giải quyết tích cực, kịp thời những bức xúc, khó khăn từ cơ sở. Có thể nói công tác vận động quần chúng của chính quyền đã tạo sự đồng thuận của người dân, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng khang trang, hiện đại.

* Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có tốc độ phát triển kinh tế đứng tốp đầu cả nước và được đánh giá là tỉnh có nhiều kinh nghiệm về công tác đền bù giải phóng mặt bằng và thu hồi đất. Sau khi tách tỉnh, hạ tầng cơ sở của tỉnh còn nghèo nàn, thiếu thốn, mạng lưới giao thông chưa phát triển, dân cư phân bố không đều…Trước thực trạng đó, thực hiện quy hoạch chỉnh trang đô thị, Bình Dương đã

tiến hành khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chỉnh trang đô thị. Nhiều khu dân cư, khu chung cư, khu đô thị hiện đại văn minh được hình thành, các công trình giao thông, phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí được xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Hầu hết các tuyến đường được bê tông hóa, có điện chiếu sáng. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn được xây dựng nhanh chóng và khá đồng bộ, bộ mặt nông thôn của tỉnh không ngừng thay đổi về mọi mặt.

Để đạt được những kết quả trên, công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp, giải quyết tái định cư cho người dân trong vùng quy hoạch được thực hiện khá tốt. Chủ trương chung của Đảng bộ là phải đảm bảo đời sống cho người dân tốt hơn, thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ để đảm bảo về thu nhập, điều kiện sống và việc làm cho người dân trong vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung làm tốt công tác vận động nhân dân trong vùng quy hoạch. Kết quả, từ năm 2004 đến 2011, Bình Dương đã thu hồi 10.878 ha đất với 165 dự án, hơn 15.000 hộ dân bị thu hồi đất. Tỉnh đã xây dựng 25 khu tái định cư cho các hộ gia đình trong diện giải tỏa hoặc hoán đổi, bố trí cho gần 11.000 hộ dân vào các khu tái định cư, đạt 98% so với số hộ phải tái định cư. Bên cạnh đó, giá đất, nhà được tỉnh đền bù hợp lý, người dân được hưởng các khoản hỗ trợ đời sống, chi phí tháo dỡ, xây dựng nhà và đào tạo chuyển đổi ngành nghề, được ưu tiên giải quyết việc làm, được hưởng chính sách giáo dục y tế…

Trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật, Bình Dương đã vận dụng và cụ thể hóa bằng nhiều chính sách phù hợp với từng đối tượng. Tỉnh luôn xác định công tác này là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đồng thời thống nhất quan điểm chung “vận động là chính”, việc bồi thường, di dời các hộ dân trong khu vực quy hoạch được giải quyết thỏa đáng trên cơ sở quy định của pháp luật, có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. Trong đó, lợi ích của người dân luôn được đặt lên hàng đầu. Trong mỗi dự án sau khi có chủ

trương thực hiện, chính quyền các cấp trong tỉnh đã bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình tại cơ sở để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án. Trong đó, phân công cán bộ có năng lực cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trực tiếp xuống từng hộ dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cán bộ đảng viên và nhân dân vùng dự án; đồng thời thông báo công khai đầy đủ chế độ, chính sách cho người dân có đất bị thu hồi, chỉ đạo thanh tra giải quyết kịp thời những kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất giao cho chủ đầu tư triển khai thực hiện.

* Bài học kinh nghiệm về công tác đền bù GPMB ở Việt Nam

Việc giải phóng mặt bằng của nhiều dự án gặp nhiều khó khăn, kéo dài, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và làm nản lòng các nhà đầu tư và cả người quản lý, gây căng thẳng về xã hội. Tình trạng đó là hậu quả của một loạt nguyên nhân, mà nóng bỏng nhất là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, các văn bản hướng

dẫn còn chưa đầy đủ, và đồng bộ gây khó khăn trong xác định và phân loại mức đền bù, giá đền bù đất có những khu vực còn chưa hợp lý. Đối với đất nông nghiệp, việc xác định rõ các loại đất (đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn ao liền kề) thiếu quy định cụ thể, chưa thực sự khoa học. Trong cùng một khu vực, theo quy định khung giá các loại đất, giá đất nông nghiệp cao nhất chỉ là 60.000 đ/m2, chênh lệch quá lớn so với giá đất ở, gây khó khăn cho việc thu hồi đất. Giá đất ở khu dân cư nông thôn quá thấp (cao nhất 200.000đ/m2, thấp nhất 40.000đ/m2). Khi đền bù, người nông dân không đủ khả năng tái tạo chỗ ở mới, hoặc nộp tiền sử dụng đất tại khu tái định cư. Việc áp dụng hệ số khi tính toán GPMB vận dụng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ. Đối với các khu vực mới đô thị hoá, đất trở nên có giá, một số trường hợp lấn chiếm để xây nhà, hoặc mua bán trái phép, nhưng đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó khi đền bù tạo tâm lý so bì, khiếu kiện.

Các quy định về cưỡng chế chưa được hướng dẫn cụ thể để tạo nên sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ hai, Các giấy tờ xác định quyền sử dụng đất rất phức tạp.

Việc đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất phụ thuộc nhiều vào tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản. Trong khi đó, phần lớn đất đai và tài sản chưa có đủ giấy tờ hợp lệ, do không đủ các hồ sơ quản lý, cập nhật các biến động nhà đất thường xuyên cho nên việc xác định thời gian sử dụng đất để áp dụng các chính sách đền bù thiệt hại trong các trường hợp cụ thể là rất khó khăn.

Thứ ba, công tác quy hoạch còn chưa quan tâm đúng mức đến tính phức tạp

của GPMB.

Việc lập quy hoạch tổng thể hoặc chi tiết, thường không nghiên cứu kỹ hiện trạng và tính hết khó khăn thực tế của giải phóng mặt bằng, dẫn đến chi phí đền bù lớn, hiệu quả kinh tế của dự án thấp. Một số dự án có ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài hàng rào của dự án, nhưng do quy hoạch chưa xác định được phạm vi và mức độ ảnh hưởng, bị nhân dân xung quanh khu vực phản ứng nên cũng gây khó khăn cho công tác triển khai.

Thứ tư, công tác tuyên truyền vận động phát huy đúng khả năng.

Các ngành, các cấp hiểu về chính sách đền bù GPMB khác nhau: một số công trình tại địa phương, cho nên có những quan điểm chưa thống nhất, tạo khe hở cho một số người khiếu kiện hoặc lợi dụng cản trở công tác GPMB. Việc tuyên truyền chính sách đền bù thiệt hại chưa được thực sự coi trọng và chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ năm, công tác cưỡng chế chưa được triển khai đúng mức và hiệu lực.

Do sự hạn chế về kinh phí, lực lượng, cơ sở pháp lý và cả yếu tố tâm lý nên

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh công tác GPMB khu công nghiệp tam dương II, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)