thích trẻ học lẫn nhau là treo các sản phẩm lên tườnghoặc đặt 1 chỗ trong lớp. Qua việc trưng bày, giáo viên kích thích trẻ chú ý và đánh giá công việc của nhau, đồng thời, trẻ có thể tham khảo để làm việc của mình tốt hơn. Giáo viên có thể sử dụng 1 sản phẩm nào đó để bắt đầu trò chuyện với trẻ về một khía cạnh nội dung của chủ đề.
VD: Hoạt động khám phá chủ đề “Bé tìm hiểu về các loài hoa” + Quan sát hoa trong vường trường: Cho trẻ quan sát, gọi tên, mô tả đặc điểm, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa chúng, tìm sự đa dạng của các loài hoa; quan sát sự phát triển của hoa; cảm nhận của trẻ khi đứng trước vườn hoa đẹp.
+ Mỗi trẻ mang 1 bông hoa đến lớp. Chia trẻ thành các nhóm, trẻ kể cho nhau nghe về bông hoa của mình, thu gom hoa cắm vào bình hoa của lớp.
+ Tham quan cửa hàng bán hoa gần trường. Cho trẻ sờ, ngửi một số loài hoa, trò chuyện với người bán hoa, cách bó hó … kết thúc buổi thăm quan, về lớp tổ chức các hoạt động để trẻ thể hiện hiểu biết, cảm xúc, ấn tượng về buổi tham quan.
+ Đọc thơ, đọc ruyện về các loài hoa.
+ Cho trẻ tập giải các câu đố về các loại hoa + Trẻ vẽ, tô mầu, cắt dán …
+ Cho trẻ tập cắm hoa, bó hoa.
+ Tổ chức chơi bán hoa, nhìn lá đoán tên hoa …
+ Nêu các câu hỏi chop trẻ thảo luận: hoa chỉ đẹp khi nào? Muôn cây ra hoa đẹp? … để giáo dục thái độ đúng của trẻ đối với cây hoa, biết đánh giá và tạo ra nét đẹp từ hoa.
+ Cho trẻ xem tranh và nhận xét các hạnh động của các bạn trong tranh qua đó xem thái độ của trẻ trước tình huống của tranh.
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện những công việc vừa sức để chăm sóc hoa trong trường hoặc góc thiên nhiên như tưới hoa, nhỏ cỏ … + Trưng bầy sản phẩm của trẻ làm
* Bước 3: Kết thúc chủ đề
Mục đích: Tổng kết những gì trẻ đã khám phá, tìm hiểu về chủ đề sau một thời gian nhất định, nhằm gây ấn tượng và khắc sâu hơn những kiến thức và tình cảm của trẻ về chủ đề đã qua. Từ đó, tạo cho trẻ hào hứng, tự tin, tự hào về những gì mà mình đã làm dc, kích thích nhu cầu mình muốn tìm hiểu khám phá những chủ đề tiếp theo.