+ Số lượng góc chơi cần bố trí ít hơn so với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn do vốn kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. Tuy nhiên, cần cân nhắc đến số lượng trẻ chơi, mục tiêu của chủ đề và S của lớp học. + Tên mỗi góc chơi cần đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với trẻ như góc "bán hàng", "nấu ăn", ...
+ Chủng loại đồ chơi không nhiều như các lứa tuổi sau, nhưng số lượng đồ chơi của mỗi chủng loại phải nhiều hơn, bởi vì trẻ chủ yếu chơi một mình, tức là mỗi trẻ cần có một bộ đồ chơi.
+ Các kệ giá để đồ chơi có bánh xe thấp hơn so với lớp nhỡ và lớn hơn, các ngăn để đồ chơi vừa phải tùy theo số lượng đồ chơi.
+ Đồ chơi trong góc phải đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh, chủ yếu là những đồ chơi có sẵn. Kích có đồ chơi phải vừa tầm tay trẻ, không quá nhỏ vì trẻ chưa phân biệt được hành vi thật và hành vi chơi.
+ Các tranh mảng tường đơn giản và có mầu sắc tươi sáng để hấp dẫn trẻ, treo vừa tầm mắt của trẻ.
+ Cô giáo chủ động làm đồ dùng, đồ chơi bầy sẵn trong các góc để kích thích trẻ chơi. Tuy nhiên những chi tiết đơn giản thì cô giúp trẻ cùng làm.
+ Trong mỗi góc chơi cần có bảng, ký hiệu, tên đồ dùng đồ chơi vì đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan.
+ Có thể quy định cách đăng ký vào góc chơi (bằng ảnh hoặc ký hiệu riêng của trẻ). Nhưng cần lưu ý là trẻ mẫu giáo bé chọn góc chơi chủ yếu trong quá trình chơi.
+ Thay đổi cách sắp xếp góc chơi để tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. - Xây dựng góc hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhỡ
+ Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều hơn so với trẻ mẫu giáo bé. Các góc chơi của trẻ đa dạng hơn.
+ Chủng loại đồ chơi nhiều hơn mẫu giáo bé, nhưng số lượng đồ chơi của mỗi chủng loại ít hơn vì trẻ đã biết phối hợp chơi chung một bộ đồ chơi.
+ Các kệ giá đồ chơi có bánh xe, cao hơn so với ở lớp mẫu giáo bé. + Đồ chơi cho trẻ phải ở dạng rời, không có sẵn để trẻ có thể thực hiện các thao tác tư duy trong khi chơi. Kích cỡ đồ chơi phải vừa tầm tay trẻ.
+ Các tranh mảng tường có bố cục phức tạp hơn và có tác dụng cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ. Tranh treo vừa tầm của trẻ để gợi mở cho trẻ cách thức hoạt động.
+ Trẻ tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh cùng với cô. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo phải đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là các nguyên vật liệu, phế liệu trước khi sử dụng phải lau rửa sạch sẽ.
+ Đồ chơi để theo chủng loại có ký hiệu, tên riêng. Các chữ viết phải thật sự hấp dẫn trẻ và có ý nghĩa.
+ Kệ giá đồ chơi vừa với chiều cao của trẻ mẫu giáo nhỡ, có bánh xe di chuyển. Tận dụng mặt sau của giá để đồ chơi nhằm tạo môi trường hoạt động tích cực cho trẻ.
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dưới dạng mở, linh hoạt để kích thích trí tò mò, thích khám phá của trẻ. Tạo những khoảng không gian cần thiết để trẻ có thể thiết lập dễ dàng những mối quan hệ trong khi chơi.