+ Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều hơn so với trẻ mẫu giáo nhỡ. Các góc chơi của trẻ đa dạng phong phú hơn do trẻ đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Nội dung chơi trong các góc của trẻ thể hiện nhiều mặt của cuộc sống.
+ Chủng loại đồ chơi nhiều hơn mẫu giáo nhỡ, nhưng số lượng đồ chơi của mỗi chủng loại phải ít hơn vì trẻ đã biết phối hợp chơi chung một bộ đồ chơi và biết sử dụng kí hiệu tượng trưng trong trò chơi (sử dụng đồ chơi thay thế). Tăng cường các đồ chơi- nguyên vật liệu mở.
+ Đồ chơi cho trẻ phải nhiều chi tiết và ở dạng dời để trẻ có thể thực hiện các thao tác tư duy trong khi chơi.
+ Trẻ có thể tham gia làm tranh mảng tường, album ảnh, tự làm đồ dùng, đồ chơi, hiểu được ý nghĩa của những công việc này.
+ Kệ giá để đồ chơi vừa tầm với trẻ mẫu giáo lớn. Các ngăn để đồ chơi có khoảng không rộng lớn. Cần đảm bảo đủ độ sáng cần thiết trong mỗi góc chơi. Đặc biệt các góc học tập, thư viện và tạo hình phải được đặt ở những nơi yên tĩnh. Nên có thêm góc để trẻ có thể thư giãn hoặc thực hiện ý tưởng riêng của mình.
+ Trong quá trình thực hiện cần kịp thời bổ sung các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở để đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
+ Để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 cần đặc biệt chú ý tạo môi trường chữ viết phong phú đối với trẻ.
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dưới dạng mở để kích thích trẻ tích cực khám phá và đảm bảo tính thẩm mĩ. Thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia cùng với cô.
VD: SV tự thiết kế 1 góc hoạt động
4.3 Hướng dẫn tổ chức các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ ở trường mầm non. (3 tiết) trường mầm non. (3 tiết)
TÊN HOẠT ĐỘNGĐề tài: Đề tài:
Chủ đề: