Chơng 4 bàn luận
4.3. Hiệu quả gây dính màng phổ
Có 95 bệnh nhân COPD trong nghiên cứu của chúng tôi đợc gây dính màng phổi bằng bột talc qua ống dẫn lu với tổng số lần gây dính là 163 lần. Hầu hết bệnh nhân đều có tình trạng suy hô hấp mạn tính, tuổi cao, thể trạng gày, hoặc điều kiện kinh tế khó khăn hoặc không đồng ý phẫu thuật nên
không có chỉ định nội soi màng phổi hay phẫu thuật lồng ngực. Có 2 bệnh nhân thất bại sau nội soi màng phổi gây dính và 3 bệnh nhân thất bại sau GDMP bằng Betadine cũng đợc sử dụng bột talc gây dính qua ÔDLMP .
4.3.1. Tỷ lệ thành công
Gây dính MP bằng bột talc qua ống dẫn lu là một phơng pháp đợc nhiều tác giả trên thế giới sử dụng vì tỷ lệ thành công cao tơng đơng gây dính qua nội soi màng phổi với tỷ lệ thành công là (85 - 97) với liều từ 2,5 - 10 g bột talc [48],[53],[61],[73]. Tỷ lệ thành công của phơng pháp GDMP bằng bột talc trong nghiên cứu của chúng tôi là 97,9 %. Không có bệnh nhân nào tái phát tràn khí trong thời gian 30 ngày sau xuất viện.
Tỷ lệ thành công theo kết quả nghiên cứu của tác giả Thân Mạnh Hùng là 96,4 % qua nghiên cứu trên 28 bệnh nhân TKMPTP [13]. Có 93,5 % bệnh nhân TKMPTP thứ phát đợc GDMP thành công trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Bình [1]. Theo nghiên cứu của tác giả NguyễnThị Thanh Huyền GDMP bằng bột talc qua nội soi màng phổi thì tỷ lệ này là 96,7% (29/30) bệnh nhân [14]. 100 % (47/47) và 97 % bệnh nhân đợc GDMP thành công qua nội soi màng phổi là kết quả nghiên cứu của De Campos JR [37] và Tschop JM [67]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tơng đơng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Nghiên cứu của Lee P GDMP cho 41 bệnh nhân COPD với các giai đoạn từ trung bình đến nặng thì thành công tính đến thời điểm xuất viện là 100 % nhng có đến 10 % bệnh nhân tử vong trong vòng 30 ngày xuất viện [56]. Hơn nữa do tình trạng giãn phế nang lan tỏa ở bệnh nhân COPD nên hầu hết các tác giả cho rằng không nên cắt, cặp, đốt hay khâu các bóng khí trong quá trình nội soi màng phổi. Và nếu nội soi màng phổi chỉ có tác dụng gây dính thì liệu hiệu quả có tơng đơng với gây dính màng phổi qua ống dẫn lu và bệnh nhân không phải chịu đựng những tai biến xảy ra trong quá trình gây mê [47]. Kỹ
thuật GDMP qua ống dẫn lu thực hiện đơn giản, dễ thực hiện có thể thức hiện ở các cơ sơ y tế có khả năng mở màng phổi dẫn lu với tỷ lệ thành công là 97,9 % theo nghiên cứu của chúng tôi thật sự là phơng pháp tối u trong điều trị TKMP ở những nơi cha có điều kiện nội soi màng phổi.
Khi so sánh với tác nhân gây dính bằng Iodobetadine, thì tỷ lệ thành công của chúng tôi có cao hơn so với của tác giả Lê Văn Trúc [28]. Chỉ có 63,6 % bệnh nhân TKMPTP thứ phát đợc gây dính thành công và 3/6 bệnh nhân thất bại đều là bệnh nhân COPD. Cả 3 bệnh nhân đợc chỉ định gây dính bằng bơm bột talc sau thất bại GDMP bằng bơm betadine nhiều lần đều thành công. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu với số lợng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá hiệu quả của talc so với betadine trong điều trị TKMPTP thứ phát.
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ cần gây dính hai lần đã đạt tỷ lệ thành công là 87,4%. Số lần bơm bột talc trung bình là: 1,74 ± 1,1 chỉ có 2 bệnh nhân phải bơm bổ sung bột talc lần thứ t. Nghiên cứu của chúng tôi tơng tự với nghiên cú của tác giả Thân Mạnh Hùng với số lần bơm bột talc trung bình là 1,9 ± 1,2 lần, và 81,4 % bệnh nhân thành công sau 2 lần bơm bột talc [13].
Trong 95 bệnh nhân TKMP/COPD chỉ có 2 bệnh nhân thất bại chiếm tỷ lệ 2,1 %. Bệnh nhân thứ nhất là bệnh nhân nam 73 tuổi có tiền sử COPD 20 năm, tiền sử lao phổi cũ 25 năm trớc và tiền sử TKMP 1 lần 4 năm trớc. Bệnh nhân đã đợc chẩn đoán TKMP 2 bên/COPD điều trị mở dẫn lu màng phổi tại bệnh viện Việt Tiệp 1 tháng không kết quả mới chuyển lên, cấy đầu sonde có nhiễm tụ cầu. Bênh nhân đã đựợc nội soi màng phổi gây dính màng phổi (P) 2 lần và GDMP màng phổi (P) qua sonde 5 lần, chụp phổi nhu mô không nở, bệnh nhân xin về lại bệnh viện Việt Tiệp và về sau tử vong. Bệnh nhân thứ hai là bệnh nhân nam 66 tuổi địa chỉ: Ngân Sơn Bắc Kạn. Bệnh nhân có tiền sử chẩn đoán COPD 10 năm tiền sử hút thuốc lá 80 bao/năm vào viện với tình
trạng suy hô hấp nặng, toan máu với PH: 7,18; PaC02: 85,5 Pa02: 48 mm Hg Sp02: 69 %, suy tim cấp với Pro BNP: 3070 . Bệnh nhân đã đợc điều trị thở máy không xâm nhập, mở màng phổi 2 lần bơm bột talc gây dính 5 lần, kết quả vẫn còn khí ở phim chụp XQ phổi. Tình trạng bệnh nhân suy kiệt, nhiễm khuẩn bệnh viện, kinh tế khó khăn nên gia đình xin về không tiếp tục điều trị.