Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH HUẾ (Trang 79)

- Khác (Nhờ thu D/P, D/A ) T/T

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

2.2.2 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân TTQT là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá và phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nó thể hiện các hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ nước ngoài. Tình trạng cán cân TTQT liên quan đến khả năng thanh toán của đất nước, của các ngân hàng và tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Vì vậy, việc cải thiện cán cân TTQT có vai trò rất quan trọng. Để cải thiện cán cân TTQT cần:

a. Đẩy mạnh hoạt động XNK, cải thiện cán cân thương mại quốc tế.

Trong giai đoạn vừa qua cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng luôn trong tình trạng thâm hụt. Việc cải thiện cán cân TTQT và cán cân thương mại là vấn đề quan trọng cấp bách. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế thì phải cần thiết là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ nhập khẩu.

Hiện nay, hàng hoá địa bàn Huế đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại với các nước được mở rộng và có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu còn nghèo, sản phẩm xuất khẩu chưa qua chế biến chiếm tỉ trọng lớn, định hướng phát triển nền kinh tế nhiều khi còn quá thiên về dùng hàng nhập khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

+ Đẩy mạnh hoạt động tham gia tổ chức kinh tế thương mại Thái Bình Dương và các tổ chức thương mại thế giới.

vào những sản phẩm có ưu thế như: dịch vụ, hàng hóa (gạo, hàng thuỷ sản,... ).

+ Khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi xuất cho vay đối với các mặt hàng XNK,...

- Quản lý nhập khẩu

+ Có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước: cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng đã sản xuất được.

+ Tăng cường công tác chống buôn lậu...

+ Thực hiện tỷ giá hối đoái thích hợp, tỷ giá luôn đảm bảo có lợi cho nhà xuất khẩu.

b. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài.

Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài cần tiếp tục tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp.

Việc quản lý vay nợ viện trợ cần phải được hoàn thiện, đáp ứng được hai mục tiêu một là nâng cao hiệu quả vốn vay và giữ được mức nợ nước ngoài trong một tỷ lệ tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước.

Phải có chiến lược vay nợ viện trợ và qui chế sử dụng vay nợ viện trợ, việc quản lý vay nợ, viện trợ phải bao quát tất cả các khoản vay nợ như vay nợ của chính phủ, của các NHTM và các doanh nghiệp, phải có kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và sử dụng vay nợ viện trợ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH HUẾ (Trang 79)